Trong phiên đầu tuần, giá vàng trong nước biến động nhẹ quanh mốc 56 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới phục hồi nhờ đồng USD suy yếu.
Sang phiên 23/2, giá vàng trong nước đảo chiều tăng mạnh trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng khi các nhà đầu tư lo ngại hơn về lạm phát trước khả năng Quốc hội Mỹ thông qua gói kích thích trị giá 1.900 tỷ USD.
Hai phiên tiếp theo đó, giá vàng trong nước tiếp tục duy trì trên mốc 56 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh kim loại quý này gặp nhiều khó khăn để hạn chế đà giảm khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao.
Khách đến giao dịch tại một cửa hàng vàng. (Ảnh minh họa: NLĐ)
Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, Phillip Streible cho biết lợi suất trái phiếu tăng tiếp tục ảnh hưởng xấu đến thị trường vàng. Theo ông, vàng chưa tìm được cách nào để phục hồi vững chắc ngay cả khi Mỹ có các cuộc đàm phán về các biện pháp kích thích kinh tế bổ sung.
Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên chạm mức 1,4% kể từ tháng 2/2020. Xu hướng tăng lợi suất trái phiếu tác động xấu đến sức hấp dẫn của vàng, vốn được xem như một biện pháp phòng ngừa lạm phát vì nó làm tăng chi phí cơ hội cho những người nắm giữ kim loại quý này.
Hai phiên cuối tuần, giá vàng trong nước tiếp tục được điều chỉnh giảm theo giá vàng thế giới và lùi về sát mốc 56 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới trong hai phiên này đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất của tám tháng và hướng đến tuần giảm thứ hai liên tiếp trong bối cảnh triển vọng kinh tế sáng sủa hơn và quan ngại về lạm phát thúc đẩy lợi suất trái phiếu tăng.
Cuối giờ sáng 27/2, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 55,65 - 56,17 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Tính chung cả tuần, các doanh nghiệp vàng trong nước đã điều chỉnh giá vàng SJC giảm khoảng 100.000 - 200.000 đồng/lượng.
Triển vọng giá vàng có phần ảm đạm nhưng nếu lợi suất trái phiếu dừng tăng, giá kim loại này có thể phục hồi. (Ảnh: Bloomberg)
Trong tuần qua, giá vàng thế giới giảm 2,7% và giảm 6,6% trong tháng 2, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2016.
Nhà phân tích thị trường Fawad Razaqzada tại ThinkMarkets cho rằng lợi suất trái phiếu tăng là trở ngại chính đối với giá vàng, khi điều này làm tăng chi phí cơ hội cho việc nắm giữ vàng. Ông cho rằng giá vàng cũng chịu sức ép do giao dịch theo kỳ vọng lạm phát gần đây, khi các nhà đầu tư chọn các tài sản có thể có triển vọng tốt hơn khi tình hình kinh tế cải thiện như đồng và dầu thô.
Ông Razaqzada cho rằng triển vọng giá vàng có phần ảm đạm nhưng nếu lợi suất trái phiếu dừng tăng, giá kim loại này có thể phục hồi. Ông nói nếu số liệu kinh tế sắp tới không cho thấy một sự phục hồi kinh tế rất mạnh, lợi suất có thể giảm và điều này sẽ hỗ trợ giá vàng.
Việc tiêm chủng vaccine và hy vọng phục hồi sau đại dịch trong nửa sau năm 2021 là một trong những yếu tố chính đứng sau triển vọng cải thiện của nền kinh tế và là lý do để bán ra trái phiếu.
VTV.vn - Theo nhận định của chiến lược gia hàng hóa Daniel Hynes của ANZ, yếu tố khiến giá vàng tăng trở lại chính là lạm phát.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.48212910272201202-gnat-gnud-ueihp-iart-taus-iol-uen-ioh-cuhp-eht-oc-gnav-aig/et-hnik/nv.vtv