vĐồng tin tức tài chính 365

Lân và “tôn giáo” cà phê

2022-03-01 11:12
Lân và “tôn giáo” cà phê - Ảnh 1.

Đặng Thế Lân và góc pha chế tại quán cà phê của mình - Ảnh: Q.L.

Barista tạm hiểu là người pha chế các loại nước uống không cồn, đặc biệt là sáng tạo các loại nước uống từ cà phê. Khởi nguồn từ việc làm thêm để có thu nhập trang trải những năm học tại Úc, chính Đặng Thế Lân cũng không từng nghĩ có bước rẽ bất ngờ mà lại gắn bó với công việc ấy đến nay.

Khi cà phê là đam mê

Thế Lân lên đường du học Úc ở tuổi 20. Phải nói ngay anh chàng vẫn hoàn tất việc học, tốt nghiệp loại giỏi bằng đại học tại Úc với một chuyên ngành liên quan đến máy tính, công nghệ thông tin. Còn vì sao gắn bó với cà phê lại là câu chuyện dài, bắt nguồn từ việc... đi làm thêm.

Chuyện là hồi mới qua, Lân xin được chân phục vụ trong một quán ăn của người Việt tại Úc. Như một cơ duyên, trong quán lại có chiếc máy pha cà phê. Được chủ cho phép, Lân tự mua nguyên liệu mang đến, lúc nào quán vắng khách, rảnh rỗi anh chàng lại ôm chiếc máy, tự tìm clip hướng dẫn trên mạng rồi pha chế thức uống theo cách của mình.

Làm riết thấy cũng ổn, cộng với chút kiến thức khiêm tốn của ít tháng làm nhân viên cho một thương hiệu cà phê tại Việt Nam trước khi đi học, Lân tự tin đi tìm việc pha chế cho quán cà phê ở Úc. Nhưng rớt! Cả ba quán chỉ nhận Lân vào làm hết thời gian thử việc rồi cho nghỉ.

Tuy nhiên, đó thực sự là những ngày học việc đúng nghĩa, làm quen với môi trường quán cà phê theo phong cách xứ sở chuột túi, khác nhiều so với trong nước. Đến quán thứ tư thì được nhận. Một thế giới cà phê rộng mở trước mắt, dù chỉ đi làm vào hai ngày nghỉ cuối tuần cũng đủ giúp Lân có thu nhập khá, đảm bảo không ảnh hưởng việc học.

"Barista với mình lúc đó đầy ma lực, dắt mình đi từ khám phá này tới khám phá khác, cho mình cái nhìn mới mẻ, biết thêm nhiều điều về cà phê mà càng tìm hiểu, càng thấy thú vị. Cứ làm rồi mê, sáng tạo theo cách của mình, làm riết rồi yêu và gắn bó lúc nào không hay" - Lân bộc bạch.

Truyền nghề

Sau ba năm học và hơn hai năm đi làm, Lân quyết định quay về nước. Tình yêu với cà phê tiếp tục được nuôi dưỡng bằng công việc ở bộ phận nghiên cứu và phát triển. Làm cho một thương hiệu cà phê đình đám trong nước lúc ấy, có ngày Lân phải thử cả trăm loại cà phê theo các công thức khác nhau, uống đến say và ói cà phê. Đây cũng là giai đoạn người uống cà phê nghe, chú ý nhiều đến cà phê sạch, cà phê rang xay, cà phê pha máy.

Rồi anh mở quán cà phê cho riêng mình. Đúng nghĩa quán cà phê, chỉ chuyên các thức uống liên quan đến cà phê và hầu như khó tìm được loại nước khác trừ một số loại trà, nước uống mà anh chủ trẻ gọi là nước dân gian vì được tạo theo công thức riêng với những loại cây lá, trái cây trong nước. 

Đến quán, khách có thể thưởng thức ly cà phê hương vị quen thuộc, cũng có thể tìm thấy ngụm cà phê hương dâu, hương dứa, hương táo... hoàn toàn tự nhiên được nhập từ nước ngoài mà có loại giá đến vài triệu đồng/kg.

Và còn một góc khác Lân đang làm rất ổn là truyền nghề cho người khác. Đến nay đã có cả ngàn bạn trẻ đăng ký các khóa học nghề barista. Phần nhiều các bạn theo học là chuẩn bị đi Úc du học, làm việc. Có khóa cơ bản 10 buổi và khóa nâng cao 20 buổi với gần như đầy đủ bí kíp để xin vào làm tại một quán cà phê ở Úc bằng chính trải nghiệm mà Lân đã từng. Cũng có kha khá học viên là các bạn trẻ yêu nghề barista, muốn mở quán nước cho riêng mình.

Bạn Tố Quyên - nhân viên quán cà phê của Lân - chia sẻ: "Ấn tượng nhất là cách anh Lân nói về cà phê với những tìm hiểu của mình. Anh khá khó tính và nguyên tắc cao trong công việc nhưng không khí làm việc ở quán luôn gần gũi, thân thiện như một gia đình chứ không khoảng cách ông chủ - nhân viên gì hết".

Ông Đặng Vĩnh Lượm - cha Lân - nói thực lòng có bất ngờ khi nghe con trai theo công việc này chứ không phải ngành khi cho con đi học nước ngoài nhưng không lăn tăn gì. Ông kể có lần Lân mang vài loại cà phê về mời ông uống và hỏi ý kiến, ông thật tình kêu uống được nhưng ba không thích. Lân cười kêu phân khúc khách hàng của con không phải nhóm như ba nên ba không thích cũng bình thường.

"Nó nói nhiêu đó tui thấy tin con vì Lân biết con đường nó chọn và đang đi thế nào. Mình không can dự để con làm điều nó đam mê nhưng vẫn âm thầm dõi theo từng bước đi của con. Tôi tin đúng là nghề chọn người" - ông Lượm cười giòn tan.

Mơ một sân chơi chuyên nghiệp

Barista với thế giới đã là một công việc nhưng trong nước việc định danh nó vẫn còn khá nhiều e dè. Số người làm công việc này, được nhìn nhận tay nghề có thể nói cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì chưa được nhìn nhận đúng nên thu nhập của barista khá khác biệt, ít ổn định để họ thật sự yên tâm gắn bó với nghề.

Thực tế các khóa học mà Lân vẫn đều đặn mở cho thấy số bạn trẻ muốn theo nghề khá nhiều. Mà cuộc thi do Lân cùng một số người trong nghề khác tổ chức hồi tháng 4-2021 đã chứng minh điều này khi có khá đông bạn trẻ đăng ký. Ngay khi dự định làm tiếp cuộc thi tương tự tại Hà Nội, Đà Nẵng thì dịch ập đến, phá sản hết đến nay.

"Tụi mình đang chuẩn bị lại, nếu không có gì thay đổi tháng 4 tới sẽ làm ở Hà Nội, rồi Đà Nẵng để chọn những bạn tay nghề tốt nhất gặp nhau trong cuộc thi tại TP.HCM. Mong ước lớn nhất là có một hiệp hội về nghề này, có tổ chức chính thức để có thể tạo sân chơi chuyên nghiệp cho các bạn đang làm nghề thì còn gì bằng" - Thế Lân bày tỏ.

Tái khởi động sân chơi hỗ trợ startup ViệtTái khởi động sân chơi hỗ trợ startup Việt

TTO - Sau một năm bị hoãn vì đại dịch, giải thưởng thường niên Tuổi Trẻ Golf Tournament for Startup 2022 chính thức quay trở lại từ hôm nay, tiếp tục sứ mệnh đồng hành, nâng đỡ các gương mặt khởi nghiệp trẻ.

Xem thêm: mth.85823919182202202-ehp-ac-oaig-not-av-nal/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lân và “tôn giáo” cà phê”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools