vĐồng tin tức tài chính 365

Xung đột Nga - Ukraine gây tăng giá xăng dầu, thiết bị y tế đến tiêu dùng

2022-03-02 04:00

Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế… đến những mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường trong nước. Các doanh nghiệp cần chú ý theo dõi sát diễn biến của thị trường để có những điều chỉnh hợp lý.

Những rủi ro cho thương mại Việt Nam từ cuộc xung đột Nga - Ukraine

Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường Châu Âu - Châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, tác động của cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine tới thương mại, đầu tư của hai nước này với Việt Nam là có. Bởi, xung đột này là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thị trường của một số mặt hàng, như khí đốt, dầu mỏ, lúa mì...

Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt của phương Tây dành cho Nga có thể khiến việc hợp tác về thương mại và đầu tư với Nga gặp khó khăn. Trong đó, trường hợp áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh và toàn diện về tài chính sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương mại song phương Việt - Nga, chủ yếu ở khâu thanh toán các hợp đồng sử dụng đồng tiền thanh toán là Euro.

Bà Nguyễn Hoài Thu - Giám đốc Điều hành Khối Đầu tư Chứng khoán và Trái phiếu của VinaCapital cho rằng, rủi ro vĩ mô thế giới cũng ảnh hưởng gián tiếp đà phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam.

Rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lạm phát. Ở phía nguồn cung, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản. Qua đó, trực tiếp làm giá đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao.

Ở phía nguồn cầu, lạm phát còn có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế bao gồm cả đầu tư công chậm lại, do mặt bằng giá tăng cao và biến động khó lường.

Các công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp có thể bao gồm các doanh nghiệp lệ thuộc vào giá hàng hóa cơ bản làm nguyên liệu đầu vào nhưng không có khả năng tăng giá bán bù lại chi phí nguyên liệu/vận chuyển tăng cao. Rất nhiều doanh nghiệp này là những doanh nghiệp thuần túy xuất khẩu.

Giá cả hàng hoá leo thang do COVID-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine. Ảnh AT
Giá cả hàng hoá leo thang do xung đột vũ trang tại Ukraine. Ảnh AT 

Theo số liệu từ Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỉ USD tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Liên bang Nga. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản).

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Liên bang Nga sang Việt Nam đạt 2,24 tỉ USD tăng 38,3% (đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của Nga); kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4,89 tỉ USD, tăng 20,9% so với năm 2020 (đứng thứ 12 trong các đối tác nhập khẩu chính của Nga). Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,65 tỉ USD trong năm 2021.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ukraine hay Nga chỉ vào khoảng 7,6 tỉ USD, chiếm khoảng 1,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước năm 2021.

Giao thương với Nga - Ukraine, Bộ Công Thương khuyến cáo

Trước tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine, ông Tạ Hoàng Linh cho biết - đã có khuyến cáo tới các hiệp hội và doanh nghiệp lưu ý về khả năng hàng hóa bị chậm trễ trong việc giao nhận do phải chờ thông quan nhiều ngày, dẫn đến rủi ro trong khâu thanh toán.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán khi giao kết hợp đồng. 

Với các doanh nghiệp đang làm ăn tại Nga và Ukraine, nếu gặp khó khăn thì cần chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng như Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại hai nước để tìm hướng tháo gỡ.

Đáng chú ý, Bộ Công Thương cũng vừa ban hành công điện khẩn gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine. 

Bộ này khẳng định, xung đột vũ trang tại Ukraine đã làm giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thiết bị, vật tư y tế… đến những mặt hàng tiêu dùng như lương thực, thực phẩm tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường trong nước.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục QLTT chỉ đạo toàn lực lượng tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, phối hợp tiến hành kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường để thu lời bất chính.

Báo cáo Bộ về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do dịch bệnh COVID-19 và xung đột vũ trang tại Ukraine"- Bộ Công Thương chỉ đạo.

Xem thêm: odl.4609101-gnud-ueit-ned-et-y-ib-teiht-uad-gnax-aig-gnat-yag-eniarku-agn-tod-gnux/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xung đột Nga - Ukraine gây tăng giá xăng dầu, thiết bị y tế đến tiêu dùng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools