vĐồng tin tức tài chính 365

“Bão giá” hoành hành toàn cầu

2022-03-03 13:11

Thông tin từ Liên Hợp Quốc cho biết, giá lương thực toàn cầu đã ở mức cao nhất kể từ năm 2011. Nguyên nhân do biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến sản xuất, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Hiện cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine - những nhà xuất khẩu lương thực lớn của thế giới đang làm gia tăng áp lực giá cả với các mặt hàng nhiên liệu và ngũ cốc. Hàng chục quốc gia từ Trung Đông, Nam Á đến Bắc Phi vẫn luôn phải lệ thuộc vào nguồn cung lúa mì, ngô và dầu thực vật của Nga và Ukraine. Trong khi đó, cả Nga và Ukraine đều là những nhà cung cấp ngũ cốc quan trọng hàng đầu thế giới.

Đối mặt với dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, nạn lạm phát đang gia tăng tại nhiều nước và tác động từ điểm nóng chiến sự, vậy người dân các quốc gia sẽ phải gánh chịu cơn bão giá nghiêm trọng như thế nào?

Cơn "bão giá" lương thực, thực phẩm leo thang

Ukraine và Nga chiếm gần 1/3 tỷ trọng xuất khẩu lúa mì toàn cầu và 3/4 tỷ trọng xuất khẩu dầu hướng dương của thế giới. Việc ngừng trồng trọt tại Ukraine do chiến sự và các lệnh cấm xuất khẩu của phương Tây áp đặt lên Nga đang làm tăng giá nhiều loại thực phẩm này tại Mỹ, bao gồm bánh mì, bia, thức ăn gia súc và một số loại thịt.

Nông dân Mỹ cũng phải chịu chi phí phân bón tăng cao do giá nhiên liệu sản xuất là khí đốt tự nhiên tăng vọt. Các nước dựa chủ yếu vào nguồn cung lúa mì từ Nga và Ukraine như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Indonesia, Lebanon, Yemen cũng chịu chung cảnh tương tự với Mỹ.

“Bão giá” hoành hành toàn cầu - Ảnh 1.

Giá lương thực, thực phẩm tại nhiều nước đang leo thang. Ảnh minh hoạ.

Giá tăng không chỉ ảnh hưởng đến ví tiền người lớn, mà còn ảnh hưởng đến cả trẻ em. Tại Nhật Bản, món snack ưa thích Umaibo được ví là món ăn vặt quốc dân chưa bao giờ thay đổi giá, nay đã lần đầu tiên trong lịch sử phải tăng giá sau 43 năm, kể từ khi được bán vào năm 1979.

Công ty Yaokin sản xuất snack Umaibo thông báo sẽ tăng giá bán lẻ mặt hàng chính của công ty từ 10 lên 12 Yen, đối với các lô hàng vào tháng 4 trở đi.

Ông Takeshi Nemoto - Chủ cửa hàng Kawahara Shoten, Tokyo, Nhật Bản cho hay: "Chúng tôi không thể làm gì khác. Hãy nghĩ cho các nhà sản xuất mà xem họ sẽ không có lợi nhuận nếu như không tăng giá sản phẩm".

"Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được là ngay cả mặt hàng snack cũng bị ảnh hưởng", chị Naomi Hosaka - người dân Tokyo, Nhật Bản cho hay.

Nhưng không chỉ là tăng giá, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng thực phẩm do COVID-19 và xung đột còn có thể sẽ làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới. Liên Hợp Quốc cho biết, 855 triệu người hiện đang bị mất an ninh lương thực, dấy lên lo ngại về gia tăng nạn đói toàn cầu.

Cơn "sốt giá" dược phẩm tại Mỹ

Cơn sốt giá còn lan rộng ra nhiều lĩnh vực, ngay cả ở quốc gia có ngành sản xuất dược hàng đầu thế giới như Mỹ cũng đối mặt với bão giá dược phẩm.

Hãng tin AP trích số liệu từ Chính phủ Mỹ cho thấy cứ 4 người dân nước này thì có 1 người không đủ tiền mua thuốc theo đơn của bác sĩ. Trong số những người không đủ tiền mua thuốc có tới 1/3 đã phải bỏ qua liều thuốc được chỉ định mà họ phải dùng.

Hiện người dân Mỹ phải trả gấp từ 2 đến 3 lần cho cùng một loại thuốc, so với người dân ở các nước thu nhập cao khác.

Người dân Mỹ trước mối lo giá xăng tăng

Nhưng mối lo lớn nhất hiện nay với người dân Mỹ và ở nhiều quốc gia khác đó chính là giá xăng dầu tăng vọt. Đại dịch COVID-19 đã làm đình đốn ngành dầu khí nhiều nước, khiến giá năng lượng tăng mạnh trong năm qua, khi nhu cầu bùng nổ trở lại.

Giờ đây, việc quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba và khí đốt lớn thứ hai thế giới là Nga, mở chiến dịch quân sự tại Ukraine đã khiến cơn sốt giá năng lượng tiếp tục tăng nhiệt. Ngay tại Mỹ, mặc dù đứng đầu thế giới cả về sản xuất dầu mỏ và khí đốt, nhưng "cơn bão" giá xăng toàn cầu vẫn tác động đến người dân. Có tới 8 trên 10 người dân Mỹ sở hữu ô tô và những ngày này, việc đi lại thật không hề dễ dàng.

Theo dữ liệu của Hiệp hội ô tô Mỹ, giá bán lẻ xăng bình quân trên toàn quốc tính đến cuối tuần qua là hơn 3,5 USD 1 gallon, tương đương gần 3,8 lít. Cơ quan này cũng dự báo nếu căng thẳng Nga - Ukraine tiếp tục leo thang, giá xăng bán lẻ ở Mỹ có thể vượt 4 USD/gallon. Và nhận định này đã trở thành thực tế vào những ngày cuối tuần.

Ông Joe - Bang New York, Mỹ cho biết: "Ngày hôm qua xăng có giá 4,15 USD, hôm nay đã là 4,29 USD. Nếu bạn làm một phép toán, giá xăng đã tăng hơn 10 xu chỉ trong vài giờ. Không có vẻ gì là xăng đang đi xuống mà ngày càng tăng lên".

“Bão giá” hoành hành toàn cầu - Ảnh 2.

Tại Mỹ, giá xăng tăng cao mỗi ngày đang tác động trực tiếp đến đời sống, chi tiêu tiêu dùng của người dân. Ảnh: Reuters.

Việc giá nhiều loại mặt hàng, đặc biệt là xăng tăng mạnh đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân, đặc biệt là những người mưu sinh bằng nghề vận tải.

Ông Abdullahi Ali - Tài xế taxi nói: "Vấn đề Ukraine sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ châu Âu, bởi vì giá khí đốt sẽ tăng cao. Khi mọi thứ tăng cao hơn, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, lạm phát sẽ cao. Sắp tới, đặc biệt là những người lái xe taxi như chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bất kì ai, bởi vì đó là công việc kiếm sống".

Hiện nay, Mỹ đang là quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Về cơ bản, giá xăng ở quốc gia này vẫn rẻ hơn khá nhiều so với một số quốc gia châu Á hay châu Âu vốn phải nhập khẩu ròng xăng và dầu mỏ. Tuy nhiên, giá xăng cao như hiện nay cũng là hiện tượng hiếm thấy với người dân Mỹ. Theo khảo sát, lạm phát và giá xăng dầu đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân Mỹ vào thời điểm này.

Những người nghèo ở Anh chống chọi với cơn "bão giá"

Vấn đề túi tiền của người dân giờ đang chịu tác động nặng nề bởi lạm phát, không chỉ xảy ra ở mỗi nước Mỹ. Trong nội dung cuộc đối thoại giữa Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh - ông Andrew Bailey và bà Angela Eagle - một nhà lập pháp của Đảng Lao động đối lập hồi tháng 2, ông Bailey đã phải đối mặt với sự giận dữ từ các nhà lập pháp vì lời kêu gọi: Những ông chủ hạn chế trả tiền lương cho nhân viên dù lời kêu gọi của ông này sau đó cũng không thành hiện thực.

Trên thực tế, lương của đa số người lao động ở Anh đều đã bị cắt giảm, vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Reuters trích dẫn giải thích của ông Bailey là vì để hạn chế áp lực lạm phát có khả năng đạt đỉnh khoảng 7,25% vào tháng 4 tới, khi hóa đơn năng lượng hộ gia đình dự kiến tăng hơn một nửa. Nhưng tại thời điểm này, nhiều người dân ở Anh, đã và đang chật vật sống qua ngày.

“Bão giá” hoành hành toàn cầu - Ảnh 3.

Người dân Anh mua sắm tại một quầy hàng trong chợ ở phía đông London. (Nguồn: Henry Nicholls/Reuters).

Thói quen trước khi đi ngủ của chị Nicola Frape (Nhân viên y tế, Thành phố Ashford, Vùng England) là tắt máy sưởi và cuộn mình trong chăn với con gái và một chai nước nóng. Những ngày này ở Anh, đắp thêm một vài lớp chăn là lựa chọn của nhiều người, bởi nếu để máy sưởi hoạt động thì ví tiền của họ chẳng mấy sẽ trống rỗng.

"Không còn những chuyến đi dã ngoại hay đi ăn vặt ngoài hàng nữa rồi. Chúng tôi cũng không tới rạp phim, cắt giảm hết", chị Nicola Frape nói .

Chị Frape là một trong số hàng triệu người Anh từng có cuộc sống dư dả trước đây, nhưng giờ cũng đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Theo Reuters, hóa đơn năng lượng có thể tăng 54% vào tháng sau, các khoản đóng góp an sinh xã hội do người lao động chi trả cũng tăng lên.

Dad's House - một ngân hàng thực phẩm và tổ chức từ thiện ở phía Tây London phục vụ khoảng 500 gia đình mỗi tuần, trong đó có nhiều người trước kia từng là mạnh thường quân, giờ cũng lâm vào cảnh khó khăn.

Bà Jackie Gordon - người sử dụng ngân hàng thực phẩm, thành phố London chia sẻ: "Đêm qua tôi nhịn đói đi ngủ. Tôi chẳng có gì để ăn cả, tôi phải trả các hóa đơn, tôi phải trả tiền thuê nhà. Tôi thà nhịn đói chứ không muốn bị đuổi ra khỏi nhà".

Không chỉ người dân, chính những tổ chức từ thiện này cũng đang gặp khó khăn khi chi phí hoạt động tăng lên, trong khi ngày càng ít người dư dả để đóng góp. Nhiều người tìm đến các ngân hàng thực phẩm rồi lại bỏ về bởi họ không có đủ điện hay gas để nấu những thức ăn được cho.

Trong vòng 12 tháng tính đến tháng một vừa qua, tỷ lệ lạm phát theo năm của Anh đạt 5,5% - mức cao nhất kể từ năm 1992. Trong thời gian tới, những người lao động thu nhập thấp và những người đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch sẽ càng cảm thấy gánh nặng sinh hoạt ngày một rõ ràng hơn.

Lạm phát tăng cao tại nhiều nước trên thế giớiLạm phát tăng cao tại nhiều nước trên thế giới

VTV.vn - Đại dịch COVID-19 cũng đang tiếp tục khiến chỉ số lạm phát tăng cao tại nhiều nước, trong đó có cả những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.44263151130302202-uac-naot-hnah-hnaoh-aig-oab/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

““Bão giá” hoành hành toàn cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools