vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM ứng phó ra sao khi dịch Covid-19 có xu hướng tăng?

2022-03-04 08:33

Tính đến hết ngày 3.3, số ca mắc Covid-19 mà TP.HCM đang cách ly, chăm sóc và điều trị lên đến 68.852 ca. Trong đó, số ca nhập viện tầng 2, tầng 3 là 4.576 ca, 677 ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung và có đến 63.599 ca cách ly tại nhà. Chính vì số ca mắc mới gia tăng nên số ca nhập viện tăng, và số ca nặng cũng có xu hướng gia tăng. Cụ thể, số ca nặng có hỗ trợ hô hấp là 359, số ca đang thở máy xâm lấn là 58, nhưng số ca tử vong vẫn được kiểm soát từ 0 - 2 ca/ngày.

TP.HCM ứng phó ra sao khi dịch Covid-19 có xu hướng tăng? - ảnh 1

Mua thuốc điều trị Covid-19 tại một nhà thuốc ở TP.HCM

Ngọc Dương

Phòng thủ và thích ứng an toàn, linh hoạt

Theo lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), Quyết định 218 ngày 27.1 của Bộ Y tế chỉ hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch, còn ứng xử theo từng cấp độ dịch như thế nào thì căn cứ vào Nghị quyết 128 ngày 11.10.2021 của Chính phủ và từng địa phương có biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 (như trường hợp TP.HCM có Quyết định 3900 ngày 16.11.2021 - PV). “Quyết định 218 hay ở điểm là chỉ đánh giá dịch cấp xã chứ không phải cấp quận, huyện và TP. Nếu vùng nào dịch tăng thì hạn chế một số hoạt động vùng đó, các vùng khác không bị ảnh hưởng. TP.HCM đã có phường, xã vùng cam thì phải áp dụng theo đúng Quyết định 3900, tức là sẽ áp dụng hạn chế một số hoạt động”, lãnh đạo HCDC nói.

Cũng theo vị này, với đà ca bệnh gia tăng như hiện nay, vấn đề đánh giá cấp độ dịch theo Quyết định 218 chắc chắn có những ảnh hưởng nhất định, bởi dịch và bệnh tăng là sự thật. Những ca bệnh báo cáo đó chỉ là phần nổi của tảng băng, thực tế sẽ còn nhiều hơn. Cách đánh giá cấp độ dịch theo Quyết định 218, tính đến thời điểm này là hợp lý so với các cách đánh giá cũ, vì ngưỡng mức độ lây nhiễm, ca mắc mới đã được nới rất nhiều, cho phép có những yếu tố điều chỉnh. “Để giảm thiệt hại, không còn truy vết như trước, giảm thời gian cách ly F1, xác định đúng F1 nào đáng cách ly thì cách ly, và bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ là quan trọng nhất”, lãnh đạo HCDC nói.

Chiều 3.3, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM họp giao ban trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng, nhiều phường, xã tăng cấp độ dịch. Theo báo cáo của Sở Y tế, tuần qua, TP.HCM có 77 phường, xã cấp độ 2 (nguy cơ trung bình - vùng vàng) và 13 phường, xã cấp độ 3 (nguy cơ cao - vùng cam).

Đại diện UBND H.Hóc Môn cho biết xã Bà Điểm bị xếp vào “vùng cam” do tỷ lệ tiêm vắc xin chưa đạt 75%. Tuy nhiên, đặc thù của xã Bà Điểm có dân số thường trú, tạm trú và lưu trú khoảng 99.000 người, do dân nhập cư khá đông nên việc nhập liệu cần phải rà soát lại để đánh giá cấp độ dịch sát với thực tế cũng như đề ra biện pháp cải thiện.

Ngoài ra, H.Hóc Môn cũng ghi nhận số lượng lớn học sinh và giáo viên mắc Covid-19 khi học trực tiếp. Tương tự, ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND H.Cần Giờ, cho biết xã Thạnh An bị đánh giá cấp độ 2 vì tỷ lệ tiêm vắc xin chưa tới 67%, trong khi thực tế đã tiêm trên 99%. Huyện đã chỉ đạo phòng y tế cùng xã cập nhật lại số liệu.

TP.HCM sẽ vượt qua đỉnh dịch trong 2 tuần tới

Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, nói rằng TP.HCM đặt mục tiêu 2 tuần tới vượt qua đỉnh dịch, trong đó rất cần sự cố gắng lớn của các địa phương, vai trò phường, xã rất quan trọng. Do vậy, các phường căn cứ Quyết định 3900 của UBND TP.HCM để thực hiện các biện pháp thích ứng linh hoạt, trong đó siết chặt các hoạt động ở phường vùng cam; nếu làm không nghiêm thì sẽ xử lý. Đồng thời, UBND các quận, huyện cử đoàn kiểm tra tại các phường, xã để chấn chỉnh.

n

Liên quan chiến dịch bảo vệ người nguy cơ cao, ông Đức giao Sở Y tế TP khẩn trương thực hiện đến ngày 31.3 để bảo vệ người dân trước những tác động của dịch Covid-19, tinh thần là đi từng ngõ, gõ từng nhà để ghi nhận những trường hợp cần hỗ trợ.

Trước báo cáo về một số phường, xã tăng cấp độ dịch do mức độ đáp ứng trung bình và yếu, ông Đức cho rằng đây là điều không thể chấp nhận được vì các địa phương đã có thời gian chuẩn bị. Giải pháp trước mắt là Sở Y tế dùng nguồn lực chung của TP, cùng các quận, huyện gánh vác cho nhau; vận dụng tối đa mạng lưới thầy thuốc đồng hành, tư vấn trực tuyến để giảm tải cho địa phương. “Khi tính năng lực đáp ứng của địa phương phải tính cả lực lượng này bởi đây là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho TP trong công tác phòng chống dịch thời gian qua”, ông Đức yêu cầu; đồng thời hy vọng báo cáo đánh giá cấp độ dịch tuần này sẽ không địa phương nào có mức độ đáp ứng trung bình trở xuống.

Về dữ liệu tiêm chủng vắc xin trên hệ thống tiêm chủng quốc gia thấp hơn thực tế, ông Đức yêu cầu các địa phương đẩy nhanh việc nhập dữ liệu, chủ động điều chỉnh, bổ sung các thông tin chưa chính xác. Trong lúc chờ hỗ trợ của Bộ Y tế và hệ thống tiêm chủng quốc gia về chia sẻ dữ liệu, các địa phương tính toán lại số liệu tiêm chủng thực tế để đánh giá cấp độ dịch, và chịu trách nhiệm về tính chính xác.

Tập trung tiêm đủ mũi cho người nhóm nguy cơ, chưa tiêm mũi 4

Trong khi đó, kể từ đầu tháng 2.2022 đến nay, mỗi ngày đều có hàng chục đến hàng trăm người ở TP.HCM đi tiêm mũi 1 vắc xin Covid-19. Tính đến hết ngày 2.3, TP.HCM đã tiêm hơn 20,2 triệu liều vắc xin Covid-19. Trong đó có hơn 8,1 triệu liều mũi 1; hơn 7,3 triệu liều mũi 2; 673.281 liều mũi bổ sung và hơn 4 triệu liều mũi nhắc lại. Đối với người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm hơn 18,8 triệu liều và trẻ em từ 12 - 17 tuổi là hơn 1,4 triệu liều.

Đặt vấn đề TP.HCM có chuẩn bị, tính toán tiêm mũi 4 hay không? Theo lãnh đạo HCDC, quan trọng nhất hiện nay của TP là tiêm phủ hết cho những người cần tiêm mũi 3, tiêm bảo vệ hết cho người thuộc nhóm nguy cơ và tiêm cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi. Đối với vấn đề tiêm mũi 4, ngay cả trên thế giới vẫn còn chưa ngã ngũ, Bộ Y tế cũng chưa có khuyến cáo và TP.HCM thì càng chưa.

Theo Quyết định 3900 của UBND TP.HCM, đối với địa bàn cấp độ 2, cơ sở kinh doanh các dịch vụ như: massage, spa, làm đẹp, quán bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke bị khống chế số lượng khách cùng lúc tối đa 50% công suất; còn đối với địa bàn cấp độ 3 thì hoạt động không quá 25% công suất. Riêng cấp độ 3, các quán bar, vũ trường, câu lạc bộ khiêu vũ, karaoke phải dừng hoạt động.

Xem thêm: lmth.3025341tsop-gnat-gnouh-ux-oc-91-divoc-hcid-ihk-oas-ar-ohp-gnu-mch-pt/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:Dân sinh

“TP.HCM ứng phó ra sao khi dịch Covid-19 có xu hướng tăng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools