vĐồng tin tức tài chính 365

Thuế thu nhập cá nhân: Sửa theo hướng mở để tăng hỗ trợ cho người dân

2022-03-04 09:10

Bộ Tài chính đề nghị sửa 6 luật thuế quan trọng, trong đó có Luật thuế thu nhập cá nhân. Việc này được các chuyên gia về thuế đánh giá là phù hợp với thực tiễn và cần thiết. Tuy nhiên, để đáp ứng về lâu dài thì tới đây nên sửa đổi theo hướng mở, hạn chế việc quyết định khi đưa vào đời sống có độ trễ lớn, gây thiệt thòi cho người đóng thuế.

Lấy ý kiến sửa Luật

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai mới đây đã ký văn bản số 1779 gửi các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam nghiên cứu rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi các Luật thuế, trong đó có Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Có thể thấy, Luật Thuế TNCN có hiệu lực từ năm 2009 (đã được sửa đổi bổ sung tại các Luật số 26/2012/QH13; Luật số 71/2014/QH13). Trong hơn 10 năm qua, đạt được nhiều kết quả so với mục tiêu, yêu cầu đặt ra khi xây dựng Luật như đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên hợp lý thu nhập dân cư, phù hợp với thông lệ quốc tế, huy động nguồn ngân sách nhà nước… Tuy nhiên, sau hơn 10 năm có hiệu lực, Luật thuế TNCN cũng bộc lộ những bất cập cần phải thay đổi, sửa đổi bổ sung cho hợp lý.

Thời gian qua, Báo Lao Động liên tục đăng tải những bài viết liên quan đến Luật thuế TNCN. Các bài viết đều phản ánh khách quan, nêu rõ ý kiến, phân tích của chuyên gia đầu ngành về thuế. Từ đó đưa ra góp ý và hướng sửa đổi cho phù hợp. 

Đặc biệt, đại dịch COVID-19 kéo dài khiến nền kinh tế đình trệ, hàng loạt doanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng, thậm chí tạm dừng hoạt động.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ trong riêng năm 2021 cả nước có hơn 12 triệu người lao động bị ảnh hưởng như giảm lương, nghỉ làm không lương, mất việc làm. Thế nhưng, chính sách hỗ trợ cho lao động có nguồn thu nhập bị suy giảm gần như không thay đổi.

Khi thu nhập sụt giảm do dịch COVID-19, chi phí sinh hoạt vẫn đắt đỏ, đặc biệt những ngày gần đây giá cả leo thang khiến cho người dân càng phải suy nghĩ về sự lạc hậu của Luật Thuế TNCN này.

Anh Nguyễn Vũ (32 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, thu nhập hơn 20 triệu/tháng của anh nhiều người nghĩ là cao nhưng trang trải việc gia đình hết sạch.

Nên sửa theo hướng mở

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định cho giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/người/tháng đối với người phụ thuộc là không đủ để đảm bảo đời sống cho những gia đình có thu nhập trung bình.

Bởi mức chi tiêu của người phụ thuộc không quá khác biệt so với người nộp thuế trong cùng gia đình. Nếu hợp lý thì mức chiết trừ cho người phụ thuộc sẽ phải bằng 2/3 mức chiết trừ của người nộp thuế. Một số người còn cho rằng, giảm trừ gia cảnh 4,5 triệu/người phụ thuộc/tháng là không còn phù hợp.

Với công văn lấy ý kiến sửa đổi các luật Thuế trong đó có thuế TNCN được các chuyên gia đánh giá là hết sức cần thiết.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia cao cấp về thuế, TS Nguyễn Ngọc Tú cho rằng, việc sửa đổi Luật thuế TNCN là điều cần thiết bởi có nhiều vấn đề không còn phù hợp với thực tiễn.

Vị này đánh giá chính sách thuế TNCN đang nắm “người có tóc” mà không nắm được “kẻ trọc đầu”. Tức là, nhóm người lao động có thu nhập trung bình, chủ yếu làm công ăn lương thì bị kiểm soát và trừ thuế rất chặt chẽ; còn nhiều đối tượng khác như diễn viên, ca sĩ, người mẫu… thì hầu như thoát thu thuế. Số thuế thu được từ nhóm có thu nhập 10-15 triệu đồng/tháng không đáng kể so với số thuế bị thất thoát.

Theo ông Tú, tới đây nếu có sửa đổi thì nên xây dựng luật theo hướng mở, cho phép Chính phủ được quyết tăng mức giảm trừ gia cảnh khi CPI có biến động tăng 5-10%, thay vì phải đợi biến động đến 20% và trình Quốc hội xem xét. Quy trình này khiến quyết định được đưa vào cuộc sống có độ trễ lớn, gây thiệt thòi cho người đóng thuế.

Cũng theo vị chuyên gia này, biểu thuế lũy tiến từng phần có tới 7 bậc với mức thuế cao nhất lên tới 35%, cao gần gấp đôi với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này khiến gánh nặng thuế đối với người làm công ăn lương ngày càng tăng.

“Đề nghị cần phải giảm bậc thuế còn 3-5 bậc, đồng thời thuế suất của các bậc cũng phải được hạ nhằm giảm áp lực cho người nộp thuế có thu nhập từ tiền công, tiền lương”, ông Tú nhấn mạnh.

Còn theo chuyên gia kinh tế - TS Ngô Trí Long, trong khi DN ngày càng được ưu đãi về thuế và được giảm từ 25% vào năm 2010 xuống còn 20% năm 2020, thuế TNCN vẫn giữ nguyên. Điều này tạo áp lực đáng kể lên người chịu thuế TNCN. 

Mức thuế TNCN như hiện nay không hợp lý, quá nhiều bậc, rắc rối và cao so với mặt bằng chung thu nhập của người dân. Có thể nghiên cứu giảm các bậc thuế và giảm mức thuế, tăng mức giảm trừ gia cảnh.

Bộ Tài chính cho hay, thực hiện chỉ đạo trên của Chính phủ, Bộ xây dựng đề cương báo cáo nghiên cứu rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi 6 luật thuế gồm Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật thuế xuất khẩu - thuế nhập khẩu, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế tài nguyên.Anh Huy

Xem thêm: odl.0589101-nad-iougn-ohc-ort-oh-gnat-ed-om-gnouh-oeht-aus-nahn-ac-pahn-uht-euht/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thuế thu nhập cá nhân: Sửa theo hướng mở để tăng hỗ trợ cho người dân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools