vĐồng tin tức tài chính 365

Trách nhiệm xã hội trong việc công bố thông tin của doanh nghiệp

2022-03-05 03:41

Trong năm 2021, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết đã ban hành đến 568 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổng tiền phạt lên tới 2,95 tỷ đồng. Trong đó, các vi phạm chủ yếu là về công bố thông tin.

Việc công bố thông tin của các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán là bắt buộc bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường nói chung và các cổ đông nói riêng. Tại chương trình "Directors Talk: Công bố thông tin trên TTCK và vai trò của HĐQT" do Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) ngày 4/3, các chuyên gia đã cùng thảo luận về thực tiễn công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết cũng như tầm quan trọng của việc công bố thông tin doanh nghiệp. 

TS Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, UBCKNN - nhắc lại, nguyên tắc của việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là phải đầy đủ, chính xác, kịp thời và liên tục. "Ngoài ra, việc công bố thông tin phải đảm bảo công bằng với các đối tượng nhận thông tin công bố. Trong trường hợp uỷ quyền công bố thông tin, đối tượng công bố thông tin phải báo cáo UBCKNN trong vòng 24 giờ kể từ khi việc chỉ định, uỷ quyền hoặc thay đổi người công bố thông tin có hiệu lực" - TS Tạ Thanh Bình nói. 

Theo bà Bình, thời gian vừa rồi, các doanh nghiệp đang niêm yết về cơ bản đã nắm bắt rõ các quy định về công bố thông tin và đã có cải thiện tốt và tình minh bạch trên thị trường. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021 trên sàn HNX, số doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin đã giảm 33% so với năm 2020.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công bố thông tin và coi đây là trọng tâm để nâng cao chất lượng quản lý thị trường chứng khoán" - bà Bình nói.

Trách nhiệm xã hội trong công bố thông tin

Cũng tại tọa đàm, các chuyên gia đã cùng thảo luận về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong việc công bố thông tin.

Ông Phan Lê Thành Long - Tổng Giám đốc VIOD, nhà sáng lập và Thành viên HĐQT AFA Research & Education - cho biết, một trong những quy định mới của UBCKNN tại Thông tư 96/2020/TT-BTC đã quy định các công ty đại chúng và niêm yết phải công bố trong báo cáo thường niên về tác động liên quan đến môi trường và xã hội. "Đặc biệt, trong đó phải đo lường và báo cáo tổng lượng phát thải khí nhà kính một cách trực tiếp và gián tiếp" - ông Long cho hay.

Theo đó, các báo cáo công bố trong năm nay sẽ phải cập nhật điểm mới này.

Tài chính - Ngân hàng - Trách nhiệm xã hội trong việc công bố thông tin của doanh nghiệp

Các chuyên gia phát biểu tại chương trình "Directors Talk: Công bố thông tin trên TTCK và vai trò của HĐQT".

Ông Vũ Quang Thịnh - Thành viên HĐQT VIOD, Giám đốc điều hành công ty quản lý Quỹ Dynam Capital - chỉ ra lý do phải cập nhật thêm điểm mới trong công bố thông tin của doanh nghiệp là bởi đây là xu thế tính toán đến các thông tin phi tài chính trong vấn đề cân nhắc đầu tư có từ 10 năm qua của nhiều quỹ đầu tư.

Theo ông Thịnh, đây được coi là "làn sóng đầu tư có trách nhiệm". Theo đó, các quỹ trước khi đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cân nhắc cả thông tin tài chính và phi tài chính. Ông Thịnh cho biết, các thông tin tài chính (báo cáo tài chính, báo cáo quản trị... của công ty) sẽ giúp các quỹ đưa ra mô hình định giá. "Tuy nhiên, yếu tổ này chỉ chiếm 50%" - ông Thịnh nói. 50% còn lại nằm ở các thông tin phi tài chính (tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội...). Hiện với các quỹ đầu tư, thông tin tài chính hay phi tài chính quan trọng tương đương. 

Ngoài ra, ông Vũ Quang Thịnh nhắc lại, biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu nguyên nhân do khí phát thải nhà kính (CO2). Vấn đề này với thế giới đã không còn mới, được quan tâm từ năm 1997. Mới đây nhất, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam cũng đã có cam kết với cộng đồng quốc tế đưa mức phát thải ròng về 0. Thực tế, lượng phát thải ròng sinh ra chủ yếu do hoạt động kinh tế, và chủ thể trực tiếp chính là các công ty. 

"Muốn cắt giảm phát phải ròng thì phải đo lường, và đầu tiên và quan trọng nhất chính là những công ty lớn đang niêm yết" - ông Thịnh nói. Ông Thịnh cũng cho biết thêm, việc đo tổng lượng phát thải của mỗi doanh nghiệp thực tế không khó do các kỹ sư môi trường đều có phương pháp luận để đo ra các con số chi tiết. "Quan trọng nhất là phải xác định nguồn, thường có 2 nguồn trực tiếp (đốt năng lượng hóa thạch, gas, đun nấu...) và gián tiếp (đo lượng điện năng sử dụng)" - ông cho hay. 

Ông Thịnh nêu ví dụ, nếu muốn cân nhắc đầu tư vào một doanh nghiệp ngành thép, khi đã có công bố về tác động đến môi trường và doanh nghiệp, thì sẽ cân nhắc đầu tư vào doanh nghiệp có lượng khí cacbon trên một đơn vị đầu tư tốt hơn. Việc này đồng nghĩa với khuyến khích doanh nghiệp sản xuất xanh. Ông Thịnh cũng lưu ý, các công ty đang đầu tư trong mảng nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than, trong 5 năm tới khả năng huy động vốn sẽ thấp hơn.

Ông Thịnh cũng nhấn mạnh thêm, việc đo lượng khí thải bắt buộc là quy định tốt với doanh nghiệp bởi sẽ thúc đẩy doanh nghiệp cơ hội để cải tiến và sản xuất xanh. "Chúng ta nắm bắt được số liệu thì sẽ đưa ra biện pháp giảm phát thải. Điều này sẽ tốt cho môi trường và khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá để đầu tư cho doanh nghiệp có trách nhiệm ấy" - ông nói.  

Tại chương trình, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT REE cũng cho biết, không chỉ REE mà các doanh nghiệp đều đang có xu hướng theo đuổi việc phát triển bền vững. "Hiện các doanh nghiệp sản xuất nếu không giữ được môi trường như hiện trạng hoặc cải thiện môi trường, thay vào đó lại thải ra môi trường thì đồng nghĩa làm ra một đồng sản phẩm nhưng lại hủy hoại 2,3 đồng cho môi trường, thì coi như việc sản xuất không mang lại lợi ích cho cộng đồng" - bà nói.

Tài chính - Ngân hàng - Trách nhiệm xã hội trong việc công bố thông tin của doanh nghiệp (Hình 2).

bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT REE cũng cho biết, không chỉ REE mà các doanh nghiệp đều đang có xu hướng theo đuổi việc phát triển bền vững.

Theo bà Thanh, không khí, nước sạch phải được hưởng miễn phí nhưng hiện con người đang phải trả giá nhiều để có được những điều tưởng như tự nhiên này khi bỏ tiền ra mua máy lọc khí, lọc nước... Chủ tịch HĐQT REE ủng hộ quy định mới và cho rằng phải đo được lượng phát thải để đưa những doanh nghiệp vượt quả chỉ số cho phép quy định vào doanh nghiệp phải cải tiến. Đặc biệt, với các công ty đại chúng, HĐQT đại diện cho hàng nghìn nhà đầu tư thì càng phải có trách nhiệm với xã hội hơn.

Sáng ngày 4/3/2022, Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) chính thức ra mắt Chương trình Thành viên cá nhân (Individual Membership Program - IMP). Đây là chương trình đầu tiên được xây dựng và triển khai tại Việt Nam dành cho các Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT). Chương trình IMP được VIOD xây dựng dựa trên nền tảng thông lệ tốt nhất của các Viện thành viên HĐQT quốc tế đang áp dụng, nhằm mục  tiêu kết nối các thành viên HĐQT - những người đang thực hành và thực sự làm nghề Quản trị Công ty (QTCT); qua đó, trợ giúp việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và các kinh nghiệm quản trị tốt của thành viên thông qua chuỗi các hoạt động đào tạo, chia sẻ, Coaching, Mentoring mang tính thực tiễn cao đến từ các chuyên gia quốc tế và Việt nam giàu kinh nghiệm QTCT. 

VIOD là một tổ chức chuyên nghiệp tiên phong đầu tiên tại Việt nam chuyên sâu về Quản trị Công ty. Hoạt động của VIOD nhằm trợ giúp nâng cao nhận thức và góp phần thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ QTCT tốt tại các doanh nghiệp Việt Nam. VIOD thành lập vào tháng 3/2018 trong khuôn khổ Sáng kiến Quản trị Công ty Việt Nam (VCGI) với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO). Trong gần bốn năm hoạt động, VIOD đã triển khai nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu (về Năng lực Lãnh đạo, QTCT, Văn hóa HĐQT...) cũng như các hội thảo, sự kiện mang tính kết nối dành cho những người làm nghề QTCT; đồng thời xây dựng Chương trình Thành viên Doanh nghiệp (CMP) với sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn từ nhiều nhóm ngành nghề. 

Tham gia IMP, các thành viên có cơ hội tham dự các sự kiện kết nối, hội thảo chuyên môn để trau dồi, chia sẻ kiến thức và thực hành QTCT; truy cập vào Thư viện tri thức cộng đồng, hệ thống thông tin, tài liệu, báo cáo QTCT & chính sách mới, kết nối với mạng lưới những người làm nghề QTCT tại Việt Nam và khu vực; cập nhật những cơ hội tuyển dụng và trở thành Thành viên HĐQT, gia tăng cơ hội phát triển, mở rộng mạng lưới kinh doanh và năng lực tài chính.

Xem thêm: lmth.632545a-peihgn-hnaod-auc-nit-gnoht-ob-gnoc-ceiv-gnort-ioh-ax-meihn-hcart/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trách nhiệm xã hội trong việc công bố thông tin của doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools