vĐồng tin tức tài chính 365

Tâm sự của bố ‘bỉm sữa’ chấp nhận bị coi là bất tài, ở nhà chăm con để vợ đi làm: 'Bạn chỉ được coi trọng khi kiếm được

2022-03-05 10:47

Đến giờ, He Jun (40 tuổi), ở Bắc Kinh vẫn cảm thấy không thoải mái khi mọi người hỏi anh làm nghề gì. Trên thực tế, anh đã nghỉ việc để làm ông bố "bỉm sữa" toàn thời gian trong khi vợ đi làm.

Jun là một trong số những ngày càng nhiều những người đàn ông ở Trung Quốc đang làm điều mà ít ai nghĩ dành cho đàn ông. Mỗi sáng, anh dậy chuẩn bị đồ ăn và đưa con đi học rồi quay về làm việc nhà, viết blog.

Đây là lối sống gần như chưa được biết đến ở Trung Quốc cho đến thời gian gần đây, đặc biệt là trong xã hội nặng tư tưởng "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Tuy nhiên, quan niệm này đang dần thay đổi.

Tâm sự của bố ‘bỉm sữa’ chấp nhận bị coi là bất tài, ở nhà chăm con để vợ đi làm: Bạn chỉ được coi trọng khi kiếm được nhiều tiền - Ảnh 1.

Dù Trung Quốc vẫn tồn tại sự chênh lệch mức lương giữa nam và nữ nhưng ngày càng nhiều phụ nữ ở quốc gia này đạt được thành tựu trong sự nghiệp, có mức lương cao hơn chồng. Điều này khiến một bộ phận bắt đầu đặt câu hỏi: Tại sao phải hi sinh sự nghiệp khi trở thành vợ, thành mẹ?

Trong khi đó, một bộ phận nam giới trẻ ở Trung Quốc đang ấp ủ ý định trở thành ông bố bỉm sữa. Một khảo sát năm 2019 với các cặp vợ chồng trẻ của tờ China Youth Daily cho thấy hơn 50% nam giới ủng hộ việc trở thành ông bố toàn thời gian.

Chính phủ Trung Quốc cũng đang tích cực khuyến khích xu hướng này để giảm bớt gánh nặng cho các bà mẹ. Theo khảo sát năm 2020, phụ nữ Trung Quốc dành hơn 2,5 tiếng mỗi ngày để làm việc nhà, gấp đôi nam giới. Sự chênh lệch này được coi là một trong những lý do chính khiến số phụ nữ không kết hôn ở đất nước tỷ dân tăng kỷ lục. Năm 2020, chỉ có 8,1 triệu cặp vợ chồng kết hôn ở Trung Quốc, giảm 40% kể từ năm 2013. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận tỷ lệ sinh thấp nhất trong 4 thập kỷ.

Năm ngoái, Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp để khuyến khích và hỗ trợ nữ giới lập gia đình, bao gồm quy định áp dụng chế độ nghỉ phép chung cho cả vợ và chồng. Các chuyên gia nói rằng chính sách trên được đưa ra nhằm truyền tải thông điệp việc chăm sóc con cái là trách nhiệm của cả vợ và chồng chứ không riêng người phụ nữ.

Tâm sự của bố ‘bỉm sữa’ chấp nhận bị coi là bất tài, ở nhà chăm con để vợ đi làm: Bạn chỉ được coi trọng khi kiếm được nhiều tiền - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet.

Dù vậy, các chuẩn mực văn hóa kéo dài nhiều thế kỷ qua vẫn khiến đàn ông phải đối mặt với áp lực trở thành trụ cột gia đình. Việc phá bỏ định kiến trên với Jun không hề dễ dàng.

Jun và vợ gặp nhau ở đại học năm 2000. Sau khi tốt nghiệp, cả hai làm việc ở Bắc Kinh và kết hôn năm 2010. Sinh con được 4 tháng, họ trở lại văn phòng và bắt đầu thảo luận về việc chăm con mà không cần nhờ đến ông bà hai bên.

Do văn hóa làm việc công sở khốc liệt và chi phí trông trẻ đắt đỏ, Jun đồng ý ở nhà chăm con, để vợ đi làm vì cô có thu nhập cao hơn. Họ không hề tranh cãi hay xích mích vì điều này.

Tuy nhiên, gia đình hai bên không đồng tình. Cha mẹ của Jun từng rất tự hào khi con trai đỗ Học viện Khoa học Trung Quốc danh tiếng. Còn giờ đây, họ rất thất vọng khi biết Jun nghỉ việc làm ông bố bỉm sữa. Cha mẹ của vợ anh cũng không tán thành việc này.

"Bạn chỉ được coi trọng khi kiếm được nhiều tiền", Jun nói.

Năm ngoái, câu hỏi "Bạn có muốn trở thành ông bố toàn thời gian không?" đã trở nên thịnh hành trên Weibo, nhận về hơn 170 triệu lượt quan tâm nhưng phần lớn câu trả lời đều là không. Nhiều người cho rằng các ông bố bỉm sữa thường bị chế giễu là bất tài còn người vợ đi làm lại bị coi là độc đoán và thiếu quan tâm tới gia đình.

Theo Jun, chỉ những người đàn ông giàu sẵn mới tránh được định kiến về việc trở thành ông bố bỉm sữa. Thế nhưng có một sự thật là hầu hết các ông bố nội trợ như anh đều không xuất thân từ gia đình khá giả và kiếm ít tiền hơn vợ.

Chen (38 tuổi), cũng đang ở nhà nội trợ. Tuy nhiên, anh khẳng định xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sau khi anh kết hôn với một nữ nhà văn năm 2012, cặp đôi đưa ra thỏa thuận ai kiếm được nhiều hơn sẽ đi làm và người còn lại đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc con.

Chen đã "thua" vì vợ anh kiếm được không ít tiền từ loạt tiểu thuyết ăn khách. Đến năm 2018, khi con trai tròn 5 tuổi, anh mới nghỉ việc để chăm lo cho gia đình. Người con thứ hai của họ ra đời sau 1 năm rưỡi.

Ngay từ đầu, cả hai đã coi trọng vai trò mới của Chen. Trong cuốn sách viết về những ông bố toàn thời gian, vợ anh kể lại việc "thuê" Chen và trả cho chồng mức lương cố định 20.000 tệ (khoảng 3.200 USD) mỗi tháng. Cũng trong cuốn sách, cô gọi việc đảo ngược vai trò của hai vợ chồng là điều giúp gia đình gần gũi nhau hơn.

Mặc dù vậy, việc trở thành một ông bố toàn thời gian cũng có nhiều thách thức riêng. Sau 5 năm ở nhà, Jun cho biết anh đang khá bối rối khi không tìm được cách cân bằng trong việc nuôi dạy con, giữa sự nghiêm khắc và chiều chuộng, khi con trai ngày càng lớn. Bên cạnh đó, anh cũng muốn đóng góp nhiều hơn về tài chính để giảm bớt gánh nặng cho vợ.

Tang Min (32 tuổi), khi nghỉ việc để ở nhà chăm con, thời gian đầu, anh cảm thấy khó chịu khi bạn bè đang thăng tiến trong sự nghiệp còn mình thì ở nhà nấu ăn, rửa bát đĩa, cọ toilet và chăm con. Thậm chí, anh còn thường xuyên cãi nhau với vợ vì thấy mình đã hi sinh quá nhiều cho gia đình.

Tuy nhiên, sau này, anh nhận ra rằng dùng từ "hi sinh" đồng nghĩa với việc coi trọng gia đình hơn sự nghiệp và việc gắn kết, khiến con hạnh phúc quan trọng hơn những gì anh có thể đạt được trong công việc.

Nguồn: Sixth Tone

http://tintuc.vdong.vn/03/1256965.htm

Gia Vũ

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.62684949050302202-neit-ueihn-coud-meik-ihk-gnort-ioc-coud-ihc-nab-mal-id-ov-ed-noc-mahc-ahn-o-iat-tab-al-ioc-ib-nahn-pahc-aus-mib-ob-auc-us-mat/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tâm sự của bố ‘bỉm sữa’ chấp nhận bị coi là bất tài, ở nhà chăm con để vợ đi làm: 'Bạn chỉ được coi trọng khi kiếm được ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools