vĐồng tin tức tài chính 365

“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam

2022-03-05 11:57

Với ông Vũ Đức Thịnh, làm trong lĩnh vực logistics là định mệnh. Xuất phát điểm của ông là ngành luật, nhưng số phận đẩy đưa đã khiến ông bén duyên và gắn bó sâu sắc với nghề. Nếu tính cả 7 năm ‘khởi nghiệp’ với Lazada Logistics, vị doanh nhân đã có vài chục năm cống hiến cho ngành huyết mạch trong tất cả các nền kinh tế.

Tất cả mọi người đều nói logistics là một ngành khó, đặc biệt là trong lĩnh vực TMĐT và ít người theo nghề được lâu. Nhưng với ông Vũ Đức Thịnh, càng làm nghề thì càng say nghề, thậm chí ông còn thường gọi Lazada Logistics là "đứa con thứ tư" của mình (ông có 3 con).

Chia sẻ trong CafeTalk Số thứ 9 – Người vận chuyển của CafeBiz, ông Vũ Đức Thịnh cho rằng cả Lazada Logistics và ông gặp nhiều khó khăn trên bước đường phát triển khi là người đi tiên phong trong ngành này. Nhưng thay vì sợ hãi, ông Thịnh vẫn luôn cảm thấy phấn khích khi tìm giải pháp để chiến thắng mọi thử thách, bởi "làm người tiên phong trong lĩnh vực logistics cho thương mại điện tử ở Việt Nam như đi leo núi, vất vả nhưng hết sức thú vị!".

“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam  - Ảnh 1.


“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam  - Ảnh 2.

Hiện tại, đấu trường TMĐT Việt Nam đang ở ‘thế chân vạc’ với sự cạnh tranh của 3 cái tên là Lazada – Shopee - Tiki. Trong đó, Lazada là tay chơi tham gia thị trường sớm nhất và đang sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng logistics xịn xò nhất Việt Nam.

Còn trong lĩnh vực giao vận cho thương mại điện tử nói chung ở Việt Nam, Lazada Logistics đang là đơn vị có lượng đơn hàng nhiều thứ 3 thị trường – vì họ trước đây chủ yếu phục vụ sàn của mình.

“Về cơ sở vật chất và lực lượng nhân sự, tôi có thể tự tin nói rằng, Lazada Logistics đang dẫn đầu tại Việt Nam. Còn trên bình diện Đông Nam Á, Lazada Logistics chính là công ty lớn nhất trong ngành giao nhận thương mại điện tử”, ông Vũ Đức Thịnh cho biết.

Chỉ khoảng vài năm gần đây, các sàn TMĐT tại Việt Nam mới nghĩ đến chuyện đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics của riêng mình; nhưng Lazada đã nghĩ tới điều đó từ những năm 2013 – khi họ là một trong những doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào hệ thống chia chọn tự động. Sau khi Lazada về với Alibaba năm 2016, mảng giao nhận của ‘kỳ lân’ này càng phát triển nhanh chóng.

“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam  - Ảnh 3.

“Trong giai đoạn bình thường, chúng ta sẽ rất khó thấy được thành quả mà một hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh - bài bản cùng lực lượng nhân sự giỏi mang lại, nhưng trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng thì ngược lại.

Trong những ‘tháng ngày đỏ lửa’ trong năm 2021, chúng tôi chỉ đóng đúng 1 tuần ở cuối tháng 8 theo chỉ thị của Nhà nước, còn đâu là mở suốt. Như chúng ta điều biết, trong vài tháng đó, hoạt động logistics gặp rất nhiều khó khăn từ nhiều phía, nên không ít doanh nghiệp logistics lẫn vài sàn đã quyết định đóng cửa.

Thật ra, đóng thì rất dễ và ai cũng khỏe. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi và Ban lãnh đạo của công ty, thì ‘đóng dễ nhưng mở lại rất khó khăn’. Vậy nên, chúng tôi đã cố gắng hoạt động trong suốt mấy tháng giãn cách xã hội. Đó là lý do, mà nhiều khách hàng chứng kiến nhân viên giao nhận của Lazada là những người đầu tiên xuất hiện trước cửa nhà mình sau khi Chính phủ nới lỏng giãn cách”, vị giám đốc Logistics Lazada kể.

Tất nhiên, để yên lòng đội ngũ nhân sự trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng đó, tấm gương chăm chỉ đi làm vị lãnh đạo này là chưa đủ, mà ông phải khiến nhân viên hiểu được sứ mệnh của mình trong lúc xã hội cần mình nhất.

“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam  - Ảnh 4.

Đó là sứ mệnh nối liền đứt gãy cung ứng và duy trì nhịp sống bình thường của hàng triệu người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh. Lúc đó, ông luôn nói với các nhân viên: "Nếu chúng ta nghỉ, thì sẽ rất nhiều người bị liên lụy".

Ông Thịnh lý giải, nếu Lazada không thể đi giao hàng cho một số cửa hàng thời trang online, thì nhà bán hàng bị ảnh hưởng, sau đấy còn nhà phân phối, xưởng may và cả gia đình của rất nhiều nhân công trong chuỗi cung ứng này. Nếu tất cả các đơn vị giao nhận khác tạm ngưng hoạt động, và Lazada Logistics cũng đóng nữa, thì nhà bán hàng và khách hàng sẽ như thế nào trong thời điểm dịch căng thẳng như vậy?!

"Trong số những đoàn người rời TP.HCM trong năm 2021, không có ai là nhân viên logistics của Lazada", ông khẳng định.

“Là người đi tiên phong, mỗi một cuộc họp của Lazada Logistics như một lần tìm đường để leo lên các đỉnh núi, vì vậy tôi đã lấy tên của các ngọn núi nổi tiếng và cao nhất thế giới để đặt tên các phòng ở trung tâm chia chọn. Logistics cho TMĐT là một ngành vất vả, nhưng đặc biệt thú vị!”, ông Vũ Đức Thịnh bày tỏ.

“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam  - Ảnh 5.

Đúng theo tiến trình phát triển của một doanh nghiệp, sau 7 năm, Lazada Logistics bằng đầu cựa mình ‘thoát xác’.

Theo ông Thịnh, năm ngoái, Lazada Logistics đã ra mắt một dịch vụ mới - giao vận đa kênh (multi-channel logistics). Cụ thể, ngoài việc giao nhận, cung cấp dịch vụ lưu kho và đóng gói trên tất cả các kênh cho các đối tác bán hàng mà họ đang kinh doanh, bao gồm cả các kênh ngoại sàn.

“Việc ra mắt thêm dịch vụ này xuất phát từ nhu cầu của chính các khách hàng của Lazada Logistics. Các khách hàng của chúng tôi muốn được lưu kho, giao nhận và đóng gói hàng hóa không chỉ với các đơn hàng có được từ Lazada mà có thể từ nhiều kênh khác nhau, như trên Zalo, Facebook…

Trong tương lai, Lazada Logistics sẵn sàng đi giao hàng cho cả các sàn TMĐT khác trên thị trường, tất nhiên là nếu họ đồng ý. Vì không chỉ là vấn đề về doanh thu hoặc thị phần, mà chúng tôi luôn muốn khách hàng của mình (cả đối tác bán hàng và người mua) cảm thấy hài lòng nhất”, CEO Lazada Logistis cho hay.

“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam  - Ảnh 6.

Cũng theo ông Vũ Đức Thịnh, sau 7 năm gầy dựng và phát triển, Lazada Logistics đang ở giai đoạn phát triển xanh – bền vững. Đây là xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp logistics lớn trên thế giới, tất nhiên là Lazada Logistics không thể đứng ngoài cuộc.

Một câu chuyện được ông Vũ Đức Thịnh nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong lần gặp gỡ với chúng tôi là dự án ‘giao nhận bằng xe đạp điện’.

“Mới đầu, khi tôi đề ra ý tưởng này, không ít nhân viên của công ty phản ứng kiểu ‘điên rồ’. Nhưng giờ thì các bạn cứ hỏi tôi: khi nào thì công ty có thể dùng xe đạp để đi giao hàng.

Với tôi, đây không phải là dự án để làm truyền thông, mà là kế hoạch phục vụ cho mục tiêu kinh doanh dài hạn và phát triển bền vững của công ty. Cắt giảm việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường là trách nhiệm chung của các công ty logistics chứ không phải riêng gì chúng tôi”, Giám đốc Logistics Lazada Việt Nam cho biết thêm.

“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam  - Ảnh 7.

Hiện tại, mẫu xe đạp điện chở hàng mà Lazada hợp tác với 1 startup đã đi đến lần thử nghiệm thứ 9, nhưng vẫn chưa hoàn tất và chưa cho ra được sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng. Tuy nhiên, ông Vũ Đức Thịnh khẳng định ông và Lazada Logistics sẽ không bỏ cuộc. Ngày mọi người nhìn thấy các xe đạp điện chở hàng của Lazada Logistics ngang dọc các khu đô thị ở Việt Nam sẽ không còn xa.

Ngoài phương tiện giao nhận, Lazada Logistics cũng tập trung tìm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các công tác đóng gói đơn hàng, như tiết kiệm nguyên vật liệu đóng gói, cũng như sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và có thể phân hủy.

“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam  - Ảnh 8.

Mặc dù luôn nói mình đã đổ rất nhiều tiền để xây dựng cơ sở vật chất cũng như nhân lực và đang dẫn đầu thị trường về những mảng miếng này; song CEO Vũ Đức Thịnh khẳng định Lazada Logistics không vì thế mà ngừng đầu tư.

Ông Thịnh bật mí, công ty sẽ đầu tư vài chục triệu đô nữa trong 2 năm tới và vài trăm triệu đô nữa trong 5 năm tới để hướng tới mục tiêu dẫn đầu thị trường ở tất cả các khía cạnh và giữ vững vị thế đó trong rất nhiều năm bằng chiến lược phát triển xanh và bền vững.

Trong tương lai ngắn, Lazada sẽ đầu tư lại hệ thống chia chọn tự động hiện đại hơn hệ thống đã ra mắt cách đây gần chục năm. Ngoài ra, sàn TMĐT này còn đầu tư vào hệ thống công nghệ và nguồn nhân lực để có thể đáp ứng được mức tăng trưởng gấp đôi mỗi năm trong ngành thương mại điện tử ở Việt Nam.

“Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam  - Ảnh 9.

“Có rất nhiều bài toán trên thị trường mà chúng tôi chưa giải được. Hiện tại, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Nếu trước đây, chuyện nhân đôi đơn hàng mỗi năm, từ 10.000 lên 20.000 đơn hàng, không có nhiều áp lực; nhưng từ 100.000 đơn hàng lên 200.000 đơn hàng là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Tất nhiên, chúng ta không thể mở rộng gấp đôi cơ sở hạ tầng hoặc tuyển gấp đôi nhân sự để giao gấp đôi đơn hàng; điều đó là ‘bất khả thi’, cả về tài chính lẫn năng lực thực thi. Vậy nên, việc Lazada Logistics phải làm trong vài năm tới, là phải đầu tư vào con người - công nghệ, nhằm tối ưu hóa năng suất; làm sao để không cần nhân đôi con người và cơ sở vật chất mà vẫn có thể giao được nhân đôi đơn hàng”, vị lãnh đạo nêu cụ thể.

Để quản lý được chất lượng, cũng như giải tỏa áp lực cho các nhân viên giao nhận, Lazada Logistics đã triển khai một vài công nghệ hiện đại trên nền tảng của mình, ví như việc chia lộ trình giao hàng cụ thể cho nhân viên giao nhận ở các khu vực. Tuy nhiên, đó chỉ mới là công nghệ khởi đầu cơ bản mà rất nhiều công ty logistics có, chứ chưa phải là đích mà Lazada Logistics hướng đến.

“Để xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững trong ngành logistics, cần một tầm nhìn rất xa, cần sự kiên nhẫn, cần vốn và cần nhân lực tốt. Có thể nói Lazada Logistics đang ở giai đoạn phát triển cả về chất lẫn lượng.

Khách hàng trong ngành TMĐT luôn muốn được giao nhanh – tốt – tiết kiệm, nhưng thông thường thì chúng ta chỉ bảo đảm được 2 trong 3: nhanh và tốt thì không tiết kiệm, hoặc tốt và tiết kiệm thì không thể nhanh. Tuy nhiên, Lazada Logistics hiện đã có thể thực hiện cùng lúc 3 tiêu chuẩn nhanh – tốt – tiết kiệm, xem như kiến tạo một chuẩn mực mới cho thị trường.

Trong tương lai 5 năm tới, mục tiêu của Lazada Logistics chính là tối ưu năng suất và nâng cao chất lượng, hướng đến một chuẩn mực mới tốt hơn nữa”, ông Vũ Đức Thịnh khẳng định.

Cảm ơn ông!

Quỳnh Như
Hà Mĩ
Theo Trí Thức Trẻ
http://tintuc.vdong.vn/03/1257066.htm

Bài: Quỳnh Như - Thiết kế: Hà Mĩ

Theo Trí Thức Trẻ

Xem thêm: nhc.2542117140302202-man-teiv-scitsigol-adazal-iov-ut-neid-iam-gnouht-nav-oaig-hnagn-uad-nad-om-caig-av-hniht-cud-uv-neyuhc-nav-iougn/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

““Người vận chuyển” Vũ Đức Thịnh và giấc mơ dẫn đầu ngành giao vận thương mại điện tử với Lazada Logistics Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools