Đại dịch Covid-19 liên tục bùng phát trong giai đoạn 2020-2021 và chưa có dấu hiệu dừng lại đã gây ra hàng loạt xáo trộn trong cách ngành công nghiệp giải trí vận hành. Các lĩnh vực giải trí online ngày càng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trò chơi điện tử. Bên cạnh việc trực tiếp chơi game thì xem livestream cũng đang là xu hướng, lượng người chơi, khán giả cũng như các nhà sáng tạo nội dung tăng trưởng mạnh mẽ đã khiến hệ sinh thái Game - Creators (Trò chơi điện tử - nhà sáng tạo nội dung) ngày một phát triển và liên kết một cách chặt chẽ với nhau hơn.
Sự bùng nổ của "làn sóng" Game Streaming và các nền tảng mạng xã hội
Có thể nói livestream và cụ thể là game streaming đang ở giai đoạn cực thịnh, theo báo cáo của Appota có đến 80% cộng đồng nhận thấy rằng họ đã dành nhiều gian hơn để xem các Gaming Creators trong khi dịch bùng phát.
Theo báo cáo mới được Appota phát hành mang tên EMagazine: "Tổng quan Gaming Creators Việt Nam", trung bình khán giả dành 3 giờ/ngày chơi và xem các trò chơi eSports, đứng thứ hai chỉ sau thể thao truyền thống (3,4 giờ). 45% khán giả eSports là những fan hâm mộ cuồng nhiệt, tương đương khoảng 9,1 triệu người. Họ tiếp xúc và coi eSports là một hình thức giải trí hàng ngày.
Thị trường Game Streaming tại Việt Nam có thể được xét trên 3 yếu tố cốt lõi chủ đạo bao gồm: Gaming Creators đóng vai trò là những người sáng tạo nội dung gaming, các KOLs dẫn dắt thị trường. Nền tảng livestream đóng vai trò là đơn vị phân phối, truyền tải nội dung từ các Creators đến với khán giả. Cộng đồng Gamers: bao gồm cả những khán giả và người chơi các trò chơi game nói chung và eSports, đóng vai trò người xem stream, đối tượng mục tiêu của Creators và nền tảng livestream.
Nền tảng livestream cho người dùng khả năng phát sóng trực tiếp luồng stream và cho phép khán giả có khả năng tương tác (bình luận, thích, chia sẻ). Những người phát sóng còn được gọi là Creators sẽ phát các nội dung phù hợp với chiến lược của từng nền tảng nhằm mục tiêu thu hút nhiều người xem và lượng tương tác nhất có thể. Độ tuổi các khán giả của các Creators hướng đến chủ yếu là nhóm giới trẻ. Theo khảo sát, nhóm tuổi chiếm phần lớn là nhóm 18-22 tuổi (40,8%), theo sau đó là nhóm 13-17 tuổi (35%).
Các nền tảng được ưa chuộng nhất hiện nay được chia làm 2 mảng, stream gaming với các ứng dụng nổi bật như: Facebook Gaming; Youtube Gaming; Nimo TV; Booyah…, non-gaming với các ứng dụng như: Facebook; instagram; Tiktok…
Creator tạo ra nguồn thu nhập "khủng" như thế nào?
Creator được đồn đoán có nguồn thu nhập "khủng" mỗi tháng liệu có phải sự thật và kiếm tiền bằng cách nào? Theo báo cáo, các Creators khi livestream trên các nền tảng ngoài việc nhận được lương stream cố định, có thể nhận được phần doanh thu chia sẻ từ các quảng cáo ad-break chạy trên livestream.
Có đến 40% Creators trả lời rằng họ đã nhận được doanh thu cộng hưởng từ công việc và danh tiếng từ việc làm Creators. Nguồn doanh thu đó có thể đến từ các hợp đồng quảng cáo, tham gia sự kiện hoặc nguồn thu từ các nhà tài trợ. Điều này cũng thể hiện sự hiệu quả cũng như thể hiện xu thế quảng cáo thông qua các Gaming Creators đang cho thấy hiệu quả cao và được các nhãn hàng ưa thích sử dụng.
Nguồn thu khác có thể kể đến như: Tham dự giải đấu Esport; Merchandise - kinh doanh và đến từ Fan Donate. Ngoài việc chú tâm vào nội dung stream việc xây dựng cộng đồng fan trung thành cũng vô cùng quan trọng. Thông qua việc tương tác và thực hiện các nội dung theo mong muốn của người xem, streamer cũng nhận được những donate từ khán giả như một nguồn thu nhập biến động.
Các Creators với kĩ năng vượt trội ở các bộ môn eSports thường xuyên tham dự các giải đấu với tư cách là những vận động viên. Tuy rất khó để tham dự các giải đấu ở cấp độ chuyên nghiệp, nhưng các giải đấu cộng đồng, phong trào với mức giải thưởng tương đối cũng là một trong những nguồn thu nhập được nhiều Creators chú ý.
Creators "Chim Sẻ Đi Nắng" là một ví dụ điển hình cho việc một Creators tham dự các giải đấu eSports với tư cách là vận ộng viên chuyên nghiệp. Ngoài việc nhận được giải thưởng, các giải đấu eSports cũng là nơi để họ thể hiện trình độ cá nhân cũng như mở rộng phạm vi ảnh hưởng với cộng đồng tựa game đó.
Với độ nổi tiếng cùng cộng đồng fan hâm mộ ược xây dựng. Các Creators còn có thể sử dụng hình ảnh, thương hiệu các nhân để kết hợp bán các sản phẩm merchandise độc quyền dành cho cộng đồng fan của mình. Có thể ví dụ với Độ Mixi thường xuyên bán sản phẩm đồ ăn cũng như thời trang có logo dành cho cộng đồng fan. Hay các Linh Ngọc Đàm, Misthy đã mở rộng sang mảng kinh doanh nhà hàng, quán ăn.
Ngoài việc chú tâm vào nội dung stream việc xây dựng cộng đồng fan trung thành cũng vô cùng quan trọng. Thông qua việc tương tác và thực hiện các nội dung theo mong muốn của người xem, streamer cũng nhận ược những donate từ khán giả như một nguồn thu nhập biến động.
Người xem có thể donate qua nhiều hình thức đa dạng. Ví dụ như nền tảng Facebook Gaming có chức năng ủng hộ creators bằng cách mua "sao" để tặng cho các creators hoặc donate qua các cổng donate thứ 3 như unghotoi.com, playerduo.com...
http://tintuc.vdong.vn/03/1257531.htmKiều Anh
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị