vĐồng tin tức tài chính 365

Chẳng gì tồi tệ hơn một cuộc khủng hoảng năng lượng giữa thời giao tranh

2022-03-06 17:42

Hỗn loạn trên thị trường năng lượng

Chỉ số giá nguyên liệu thô của Bloomberg đã xác lập mức tăng hàng tuần mạnh nhất kể từ năm 1960 sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga khiến thị trường rơi vào hoảng loạn.

Giá than tăng chưa từng có hơn 80%, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu xô đổ kỷ lục cũ và giá hợp đồng tương lai dầu thô thế giới nhảy múa trong biên độ rộng nhất trong hơn ba thập kỷ qua.

Cụ thể, giá dầu Brent giao sau có thời điểm nhảy vọt lên mức cao nhất 10 năm là khoảng 120 USD/thùng do các tàu chở dầu không muốn vận chuyển sản phẩm của Nga, dẫn đến hàng triệu thùng dầu bị tẩy chay mỗi ngày.

Theo ước tính của JPMorgan Chase, cứ đà này, giá dầu thô có khả năng chạm ngưỡng 185 USD/thùng vào cuối năm nay.

Tại châu Âu, giá khí đốt tự nhiên đã chạm mốc hơn 200 euro (tương đương 218 USD)/MWh. Trong khi đó, tại Australia, giá than giao sau vượt 400 USD/tấn.

Không chỉ thị trường năng lượng bùng nổ. Giá lúa mì thế giới cũng đã leo lên mức cao nhất kể từ năm 2008, chạm mốc hơn 400 euro/tấn tại Paris. Giá nhôm đạt kỷ lục hơn 3.800 USD/tấn tại London và giá đồng đóng cửa ở mức đỉnh mọi thời đại.

Chỉ trong vỏn vẹn hơn một tuần, những sự kiện gần như không ai có thể nghĩ tới đã trở thành thực tế mới. Bloomberg nhận xét, đòn cô lập kinh tế đột ngột của phương Tây đối với Nga đang bóp nghẹt nguồn cung năng lượng, kim loại và ngũ cốc của thế giới.

Chúng không chỉ đe dọa nền tảng của Nga mà còn làm dấy lên lo ngại về một kịch bản mà thế giới đã không phải gánh chịu trong nhiều thập kỷ: lạm phát tăng nóng và nguồn cung năng lượng thiếu hụt.

Chẳng gì tồi tệ hơn một cuộc khủng hoảng năng lượng giữa thời giao tranh - Ảnh 1.

Ông Jeff Currie - trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Goldman Sachs, bình luận: "Nếu không động đến Nga, nhà sản xuất hàng hóa lớn thứ hai thế giới thì chúng ta sẽ không phải e dè những điều tệ hại sẽ xảy đến".

Chia sẻ với Bloomberg, Phó Chủ tịch công ty tư vấn IHS Markit Daniel Yergin nhận xét: "Nga đang bị ngắt kết nối với nền kinh tế thế giới. Từ thập niên 1990, Moscow đã cố liên lạc lại với nền kinh tế chung, nhưng giờ đây quá trình này đang đảo chiều rất nhanh".

Đồng quan điểm, ông Henning Gloystein - chuyên gia phân tích tại Eurasia Group, bày tỏ: "Chúng tôi chưa bao giờ thấy giá nhiều hàng hóa đột ngột leo thang như vậy. Cho đến khi chiến sự tại Ukraine hạ nhiệt, giá của nhiều mặt hàng sẽ tiếp tục tăng cao kỷ lục và chuỗi cung ứng vẫn còn gián đoạn".

Ông Currie của Goldman Sachs nói, xuất khẩu dầu thô của Nga (nếu sụt giảm) có thể giống với cuộc khủng hoảng từng nhấn chìm Iran từ năm 1978 đến năm 1979. Khi đó, lĩnh vực dầu khí của Iran phải chịu áp lực kép từ cuộc cách mạng trong nước và việc bị chính phủ Mỹ đóng băng tài sản.

"Nền kinh tế rệu rã, sản xuất và xuất khẩu dầu thô về 0, giới chuyên gia tháo chạy khỏi đất nước là những gì xảy với Iran", vị chuyên gia liệt kê. Trong 4 thập kỷ kể từ cuộc khủng hoảng, sản lượng dầu thô của Iran chỉ đạt trung bình khoảng 50% so với mức 6 triệu thùng/ngày ghi nhận vào thập niên 1970.

Chẳng gì tồi tệ hơn một cuộc khủng hoảng năng lượng giữa thời giao tranh - Ảnh 2.

Nỗ lực giải cứu bất thành?

Cộng đồng quốc tế đã cố gắng chế ngự sự xáo trộn trên thị trường hàng hóa nhưng đến nay chưa có kết quả, ngay cả việc các thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) phối hợp xả kho dự trữ hơn 60 triệu thùng dầu cũng bất thành.

Điều này đang tạo ra một tình huống đặc biệt nguy hiểm cho Tổng thống Mỹ Joe Biden, khi chính quyền của ông sắp tiến tới kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ trong bối cảnh tỷ lệ tín nhiệm dành cho vị tổng thống này tụt xuống mức thấp.

Song, người tiêu dùng toàn cầu có thể được giải cứu tạm thời từ một nước: Iran. Các nhà ngoại giao tại Vienna (Áo) dường như sắp ký kết thành công thỏa thuận hạt nhân mới, qua đó có thể gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với dầu thô Iran và bật đèn xanh cho hơn 1 triệu thùng dầu trở lại thị trường mỗi ngày.

Tuy nhiên, ngay cả tín hiệu tích cực đó vẫn bị lu mờ bởi quy mô thiệt hại về nguồn cung từ Nga nếu cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục leo thang. Bà Helima Croft, chiến lược gia hàng hóa trưởng tại RBC Capital Markets, nhận xét: "Iran gần như chỉ là một hạt cát giữa sa mạc lúc này".

Liên minh OPEC+ vẫn đang nằm bên lề sự kiện. Arab Saudi đã bác bỏ lời kêu gọi từ Nhà Trắng về việc bơm thêm dầu thô để hạ nhiệt đà tăng giá xăng. Bất kỳ động thái nào cũng có thể làm căng thẳng mối quan hệ giữa Riyadh với Moscow vì Arab Saudi và Nga đang cùng là lãnh đạo thực tế của OPEC+.

Đối với các loại năng lượng khác thì giải pháp thậm chí còn ít hơn. Theo IEA, Liên minh châu Âu (EU) - khu vực nhập khẩu 40% khí đốt từ Nga, có thể phải giảm nhập khẩu khí đốt khoảng một phần ba.

Tuy nhiên, EU sẽ phải mất một năm để làm điều đó và chính quyền khu vực cần phải can thiệp trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của người dân, chẳng hạn như yêu cầu các hộ gia đình giảm tiêu thụ năng lượng chạy bằng khí đốt.

Bà Meghan O'Sullivan, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Trường Kennedy (Đại học Harvard), cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng năng lượng ở Nga sẽ còn tác động đến toàn thế giới trong nhiều năm nữa.

Xem thêm: mth.56643717160302202-hnart-oaig-ioht-auig-gnoul-gnan-gnaoh-gnuhk-couc-tom-noh-et-iot-ig-gnahc/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chẳng gì tồi tệ hơn một cuộc khủng hoảng năng lượng giữa thời giao tranh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools