Người dân tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại Trung tâm thể dục thể thao quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các nhà khoa học thuộc Đại học Kyushu và Bệnh viện thành phố Fukuoka đã đưa ra kết luận trên căn cứ kết quả xét nghiệm lượng kháng thể của 335 y tá và nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện thành phố Fukuoka sau khi tiêm mũi 2 vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech trong khoảng thời gian tháng 5 và tháng 6-2021.
Phản ứng này cũng được xác định làm tăng lượng kháng thể ở cơ thể người sau khi tiêm mũi 3.
Nghiên cứu cho thấy những người bị sốt từ 38 độ C trở lên có lượng kháng thể trung bình cao hơn 1,8 lần so với những người có nhiệt độ cơ thể tăng lên mức dưới 37 độ C. Ngoài sốt, các phản ứng sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 như đau khớp và đau đầu không liên quan đến lượng kháng thể.
Kết luận nghiên cứu nhấn mạnh: "Sốt càng cao, hiệu quả vắc xin càng lớn".
Phó giáo sư Yong Chong thuộc Đại học Kyushu, thành viên nhóm nghiên cứu, cũng khẳng định ngay cả những người không phát sốt, cơ thể của họ vẫn có đủ lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin, và việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt để điều trị các phản ứng phụ bao gồm sốt, sưng cánh tay và đau đầu không làm giảm mức độ kháng thể.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trấn an những quan ngại về việc tiêm vắc xin, trong đó các chuyên gia khuyến nghị mọi người cần tiêm vắc xin để tự bảo vệ.
TTO - Dù thời tiết nóng bức, nhiệt độ cơ thể bình thường nhưng nhiều người sau khỏi COVID-19 thường xuyên gặp cơn ớn lạnh đột ngột, lạnh run.
Xem thêm: mth.77480108160302202-noh-ueihn-eht-gnahk-oc-91-divoc-nix-cav-meit-uas-tos-ib/nv.ertiout