vĐồng tin tức tài chính 365

Vẽ lên áo dài hình ảnh “dế mèn phiêu lưu ký” và “hoàng tử bé”

2022-03-07 07:18

Mới đây, Hội quán Các bà mẹ đã thiết kế hai bộ sưu tập (BST) áo dài với hình ảnh các nhân vật văn học nổi tiếng của Việt Nam (VN) và thế giới. Đó là nhân vật chú dế mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài và nhân vật hoàng tử bé trong tác phẩm Hoàng tử bé của nhà văn Pháp Antoine de Saint-Exupéry.

“Muốn trẻ mặc áo dài, phải khiến chúng yêu thích trước”

Hai BST áo dài “dế mèn phiêu lưu ký” và “hoàng tử bé” là ý tưởng của bà Thanh Thúy (Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ). Bà Thúy nói: “Tôi chọn hai nhân vật trong hai tác phẩm này vì muốn thiết kế những hình ảnh sinh động, gần gũi với trẻ con lên áo dài để chúng thích mặc nó. Ngoài ra, đây còn là những tác phẩm rất nổi tiếng nên tôi muốn quảng bá đến thế giới. Hy vọng ngày càng nhiều bạn bè quốc tế biết đến nét đẹp văn hóa của dân tộc ta”.

Theo đó, trước khi thực hiện hai BST, bà Thúy đã xin bản quyền hình ảnh. Với BST áo dài “dế mèn phiêu lưu ký”, bà Thúy đã may hơn 30 bộ cho cả người lớn và trẻ em. Trong đó, đa số bà dành tặng cho những người thích áo dài. Còn BST áo dài “hoàng tử bé”, bà may gần 100 bộ. Trong đó có rất nhiều kiểu dáng như áo tứ thân, ngũ thân cho cả trẻ em và người lớn.

Được biết sắp tới Hội quán Các bà mẹ sẽ đến Lâm Đồng để tổ chức cho các học sinh Trường THCS N’Thôn Hạ mặc BST áo dài “hoàng tử bé” sinh hoạt dưới cờ. Sau đó sẽ cho các học sinh vẽ những hình ảnh trong tác phẩm. Từ đó truyền tải những thông điệp ý nghĩa của tác phẩm văn học nổi tiếng và cho trẻ biết đến giá trị của tà áo dài VN.

“Có một điều là khi cha mẹ đến hội quán mua cho trẻ chiếc áo dài, tôi luôn tặng kèm một quyển sách. Tôi mong muốn rằng khi các bé khoác lên mình bộ áo dài thì cũng sẽ lật vài trang sách để đọc và biết thêm nhiều điều thú vị” - bà Thúy bật mí.

Bà Thúy cho biết từ trước đến nay luôn đi tìm những loại vải có họa tiết mà trẻ em yêu thích như vải in hình khủng long, ô tô, hành tinh, kính hiển vi… Khi trẻ có sự yêu thích thì mới có hứng thú mặc. Bà muốn trẻ được mặc chiếc áo dài có chất liệu thoải mái nhất với sự yêu thích dành cho nó.

Bà Thúy mong muốn rằng các em nhỏ cũng sẽ biết đến giá trị văn hóa của chiếc áo dài. Bà nói: “Người nước ngoài rất hay mua áo dài của mình, người VN sang nước ngoài cũng tặng nhau chiếc áo dài. Vậy có lý do gì mà chúng ta lại không truyền cho con cháu niềm yêu thích để giữ gìn giá trị chiếc áo dài khi chúng ta là người VN”.

Nói về quyết tâm nuôi dưỡng vẻ đẹp truyền thống của áo dài, bà Thúy chia sẻ: “Theo tôi được biết, áo dài có ảnh hưởng từ người nước ngoài. Còn nhớ năm 1995 khi tôi làm việc ở khách sạn tại Đà Lạt, thời điểm đó sếp tôi là người Pháp. Bỗng một hôm bà ấy đã sắm cho tất cả nhân viên trang phục áo dài vô cùng đẹp. Tôi yêu áo dài từ đó. Tôi cũng yêu áo dài khi tôi thấy những tấm thổ cẩm của đồng bào Cơ Ho mà mọi người mang tới để may”.

Theo bà Thúy, áo dài có rất nhiều tiện lợi. Khi khoác lên mình chiếc áo dài vừa thể hiện sự kín đáo, lịch sự vừa thuận tiện, che được khuyết điểm. Bà nói không nhất thiết phải có một vóc dáng chuẩn thì mới có thể mặc được áo dài: “Ngày thường tôi hay diện những bộ áo dài kiểu dáng rộng, rất thuận tiện trong sinh hoạt chứ không hề bất tiện như mọi người hay nghĩ. Khi có sự kiện quan trọng và đột xuất, tôi vẫn có thể đi ngay, nhìn chung vẫn rất ổn”.

Vẽ lên áo dài hình ảnh “dế mèn phiêu lưu ký” và “hoàng tử bé” - ảnh 1
Hai bộ sưu tập áo dài “dế mèn phiêu lưu ký” và “hoàng tử bé” là ý tưởng của bà Thanh Thúy (Hội trưởng Hội quán Các bà mẹ). Ảnh: THẢO PHƯƠNG

“Giữ áo dài để không có tội với tiền nhân”

Tôi nhớ mãi câu nói của GS-TS Trần Văn Khê những ngày sắp đi xa: “Ráng giữ áo dài, chớ không mình có tội với tiền nhân”. Câu nói đó đã truyền lửa cho tôi để giữ gìn và âm thầm nuôi dưỡng những nét văn hóa truyền thống của đất Việt.

Bà THANH THÚYHội trưởng Hội quán Các bà mẹ 

“Nơi nào có áo dài, nơi đó có người VN”

Nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh là hội viên thân thuộc của Hội quán Các bà mẹ. Bà Thiếu Anh chia sẻ rằng rất thích hội quán vì ở đây, bà Thanh Thúy (Hội trưởng) và mọi người luôn tái hiện hình ảnh áo dài. Từ áo dài cổ điển cho đến biến tấu thành áo dài hiện đại, mang tính ứng dụng cao để phụ nữ VN giữ gìn được nét văn hóa quý báu của dân tộc.

“Các bà mẹ ở đây luôn tích cực truyền bá nét đẹp áo dài đến mọi người, đặc biệt là các em nhỏ. Tôi thấy hội quán thường tổ chức các chương trình cho trẻ em mặc áo dài biểu diễn. Bản thân tôi rất yêu áo dài nên yêu luôn những nơi tích cực gìn giữ nét đẹp truyền thống ấy. Với tôi, nơi nào có áo dài, nơi đó có người VN. Nơi nào có người VN, nơi đó có áo dài” - bà Thiếu Anh bày tỏ.

Đối với hai BST áo dài “dế mèn phiêu lưu ký” và “hoàng tử bé” của Hội quán Các bà mẹ, bà Thiếu Anh cho biết rất tâm đắc với những ý tưởng biến tấu, sáng tạo mới mẻ như vậy. Theo bà, con nít thường thích mặc những áo quần đơn giản, nếu bắt chúng mặc áo dài nhưng không có gì để gợi cho chúng sự thích thú thì rất khó. 

Bà Thiếu Anh cho rằng Dế Mèn phiêu lưu ký là câu chuyện vui nhộn mà hầu như trẻ con đều thích. Khi phác họa những hình ảnh của chú dế mèn lên áo dài, đó như một sự thôi thúc, gọi mời niềm yêu thích của các em nhỏ. Chúng sẽ thấy chiếc áo dài trở nên gần gũi hơn, từ đó chúng sẽ thích mặc hơn.

Tương tự, BST áo dài “hoàng tử bé” cũng vậy, trong tác phẩm đó có hình ảnh vũ trụ, Trái đất mà trẻ em ai cũng thích. Ngoài ra còn có nhiều câu chuyện ngụ ngôn sinh động mà chúng ta có thể kể cho bé nghe để khiến bé thích thú hơn. Như thế trẻ sẽ dễ dàng thích mặc áo dài.

“Theo tôi, khi trẻ đã thích mặc áo dài rồi thì mới chịu lắng nghe và tìm hiểu về những nét đẹp truyền thống hay quốc phục của VN. Chúng ta có thể nói với con rằng người VN là phải trân quý chiếc áo dài. Khi chúng ta thích mặc áo dài thì bạn bè quốc tế cũng sẽ thích áo dài truyền thống của nước ta” - bà Thiếu Anh tâm sự.

2.000 người dân cùng văn nghệ sĩ TP.HCM đồng diễn áo dài

Sáng 6-3, tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phố đi bộ Nguyễn Huệ đã diễn ra chương trình diễu hành với áo dài. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội áo dài 2022 với chủ đề “Khát vọng hòa bình”.

Chương trình diễu hành với áo dài là hoạt động góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp của chiếc áo dài VN trong cộng đồng. Ngoài ra, chương trình còn gắn với nội dung chào mừng 112 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 và hưởng ứng Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình Thế giới. Có hơn 2.000 người từ các độ tuổi khác nhau đã tham gia buổi diễu hành. 

Xem thêm: lmth.9396401-eb-ut-gnaoh-av-yk-uul-ueihp-nem-ed-hna-hnih-iad-oa-nel-ev/ioh-ax/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vẽ lên áo dài hình ảnh “dế mèn phiêu lưu ký” và “hoàng tử bé””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools