vĐồng tin tức tài chính 365

Hiến tặng cho giáo dục: vì sao hiếm?

2022-03-07 12:23
Hiến tặng cho giáo dục: vì sao hiếm? - Ảnh 1.

Những doanh nhân hiến tặng 40 triệu USD cho Trường ĐH Fulbright - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Cuối tháng 2-2022, ĐH Fulbright Việt Nam công bố khoản hiến tặng trị giá 40 triệu USD từ 8 thành viên và gia đình. Khoản hiến tặng sẽ hỗ trợ giai đoạn 1 dự án xây dựng khuôn viên chính của trường tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Đây là con số khá "khủng" trong hoạt động hiến tặng cho giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Nên hiểu hiến tặng như thế nào?

Năm 2009, Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM ra đời. Đây được xem là đơn vị đầu tiên trong cả nước hoạt động theo mô hình quỹ giáo dục của đại học, hoạt động trên cơ sở vận động tài trợ và đóng góp tự nguyện của xã hội cho giáo dục tại ĐH Quốc gia TP.HCM.

PGS.TS Nguyễn Đình Tứ, giám đốc Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng trong hoạt động giáo dục, hiến tặng có thể hiểu là trao tặng, hỗ trợ tự nguyện không hoàn lại bằng nhiều hình thức như tiền, hiện vật hoặc phi vật chất... từ tổ chức, cá nhân cho các trường nhằm phát triển giáo dục nói riêng.

Theo ông Tứ, ở Việt Nam, hiến tặng cho giáo dục chưa phải là thói quen. Các hoạt động hiến tặng tại các cơ sở giáo dục vẫn có nhưng chưa nhiều, chủ yếu chỉ dừng lại ở những khoản tài trợ nhỏ, phổ biến nhất là học bổng của các cựu sinh viên cho các khóa sau. Nhìn chung, các quỹ hiến tặng cho giáo dục ở Việt Nam còn non trẻ.

TS Lê Trường Tùng, chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT, cho rằng khái niệm "hiến tặng" cho giáo dục có thể hiểu theo 2 hướng. Thứ nhất là các cá nhân tự bỏ tiền xây và vận hành một cơ sở giáo dục, thường sẽ phi lợi nhuận. Dạng thứ hai thường dễ thấy hơn là góp tiền cho những trường đã có. Trong trường hợp này, hiến tặng cho các trường phi lợi nhuận có vẻ yên tâm hơn vì các nhà hảo tâm biết được dòng tiền sẽ được tái đầu tư cho người học.

Ở các trường tư, thậm chí ở trường công, đôi khi người hiến tặng không thật sự tin tưởng quy trình sử dụng nguồn hỗ trợ của mình. Nếu muốn hiến tặng, họ thường chọn cách bỏ tiền xây cho trường một hạng mục cụ thể trong trường như thư viện, sân vận động... Hoặc đơn giản nhất là dành một số tiền cho quỹ học bổng của trường, để thấy được tiền của mình có ý nghĩa cụ thể như thế nào.

Hiếm người bỏ tiền túi

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ khi các trường đại học chuyển sang tự chủ, tức không nhận nguồn chi thường xuyên từ Nhà nước, các chi phí cho vận hành và phát triển trường thường rất lớn. Áp lực trong việc mua sắm các trang thiết bị trở nên nặng nề hơn trong bối cảnh cạnh tranh giữa các trường càng gay gắt.

Tất cả những áp lực trên nếu không được san sẻ có thể sẽ dồn hết vào học phí, nghĩa là sinh viên và gia đình sẽ phải chịu gánh nặng cuối cùng. "Thu hút nguồn hiến tặng từ các cá nhân, tổ chức bên ngoài và quá trình tự chủ đại học gắn liền với nhau, không chỉ để cho trường có thêm nguồn lực mà còn giúp đỡ trực tiếp cho người học" - ông Dũng lý giải.

Ông cho biết thêm hiện tại nguồn hiến tặng cho giáo dục lấy từ nguồn tiền trực tiếp của cá nhân tương đối ít. Thay vào đó, các nguồn tài trợ cho trường thường dưới danh nghĩa của công ty do các công ty đều có các quỹ dành riêng cho những hoạt động cộng đồng. Mặt khác, số người giàu ở Việt Nam đủ lực chi một khoản lớn cho giáo dục không nhiều.

Lấy ví dụ ở Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ông Dũng cho rằng trung bình mỗi năm trường nhận khoảng 20 tỉ tiền hiến tặng, trong đó khoảng 80% từ các doanh nghiệp và 20% từ các cá nhân. Trong số 20 tỉ này, khoảng 8 tỉ dành cho học bổng cho sinh viên, số còn lại dành cho các trang thiết bị, hoạt động nghiên cứu hay các dự án của trường.

Trong khi đó, với Quỹ phát triển ĐH Quốc gia TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Đình Tứ cho biết đến thời điểm hiện tại, sau 13 năm hoạt động, quỹ đã nhận được tổng số tiền mặt tài trợ hơn 165 tỉ đồng, bên cạnh đó còn có các nguồn vận động tài trợ trực tiếp cho các cơ sở đào tạo trong đại học và tài trợ hiện vật là hơn 128 tỉ đồng. Trong đó, chủ yếu là tài trợ học bổng, tài trợ tổ chức các chương trình và sự kiện, tài trợ triển khai chương trình sinh viên vay ưu đãi.

Ngoài ra còn có tài trợ dự án, công trình, cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập như 128 tỉ đồng cho đầu tư trang thiết bị nội thất khu ký túc xá sinh viên, xây dựng phòng thực hành thăm dò chức năng khoa y trị giá 10 tỉ đồng, chương trình đào tạo trí tuệ nhân tạo và công nghệ robot trị giá 30 tỉ đồng...

Cựu sinh viên là tài sản lớn

ThS Nguyễn Thái Châu, giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - marketing, cho rằng hiện tại để có được các khoản hiến tặng cho trường thì quan trọng vẫn là các mối quan hệ. Theo ông Châu, cựu sinh viên là nguồn lực quan trọng. Ở một số trường chuyên ngành kinh tế tại TP.HCM, các cựu sinh viên đều là sếp lớn tại các ngân hàng, tổ chức tài chính, vì vậy thường nhận được nguồn hiến tặng lớn. "Cựu sinh viên nên được xem là một tài sản mà các trường đại học cần cố gắng xây dựng và duy trì lâu dài" - ông Châu nói.

Trừ thuế cho các khoản hiến tặng

TS Lý Quí Trung - giáo sư kiêm nhiệm, cố vấn cao cấp ĐH Western Sydney (Úc) - cho rằng đa số các đại học lớn tại Úc và thế giới đều biết cách tổ chức, vận động và quản trị nguồn hiến tặng một cách chuyên nghiệp, bài bản. Website của trường thường có hẳn một mục hướng dẫn cách thức để các tổ chức hay cá nhân bên ngoài đóng góp một cách dễ dàng, thủ tục càng đơn giản càng tốt.

Hằng năm, trong các báo cáo của trường đều tổng kết công khai các khoản thu từ nguồn hiến tặng và tên tuổi những nhà hảo tâm. Danh tính của họ có thể được vinh danh bằng nhiều hình thức khác nhau như đặt tên cho học bổng, tòa nhà, giảng đường, thậm chí các con đường nội bộ trong khuôn viên.

Ngoài ra, số tiền từ thiện hay tài trợ cho các trường đại học được khấu trừ thuế nên các nhà hảo tâm cũng có điều kiện để hào phóng hơn.

Sử dụng đúng mục đích

CAC NGUON

Nếu sử dụng đúng mục đích, các nguồn hiến tặng tạo điều kiện cho các trường đổi mới trang thiết bị nghiên cứu. Trong ảnh: Trung tâm nghiên cứu dịch bệnh, Trường ĐH Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM - Ảnh: NGUYỄN NGỌC

TS Lê Trường Tùng cho rằng dù là những khoản tài trợ nhỏ hay lớn, một trong những điểm mấu chốt là người hiến tặng phải yên tâm số tiền ấy được sử dụng đúng mục đích. Do vậy, các trường khi nhận hiến tặng cần có quy trình minh bạch việc sử dụng các khoản tài trợ, qua đó tạo được niềm tin cho các nhà hảo tâm.

TS Lâm Thành Hiển, hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), cho biết hiện nay nhiều doanh nghiệp có quan điểm giáo dục hay đào tạo là trách nhiệm của Nhà nước vì ngân sách nhà nước là tiền thuế của dân. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên được đào tạo lại ra làm cho doanh nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp nhìn chung khá "hưởng lợi". Nhiều doanh nghiệp đã mặc định điều này trong nhiều năm qua, dẫn đến những đóng góp của họ cho giáo dục khá hạn chế.

TS Hiển cho rằng hiến tặng cho một trường đại học không thể có kết quả một sớm một chiều. Khi đào tạo một thế hệ sinh viên, ít nhất 4 năm các bạn mới ra trường và sau đó mất thêm 3-4 năm mới phát huy năng lực trên thị trường lao động. Vì vậy, nhiều người thích dành tiền làm từ thiện hơn, giúp đỡ được người nghèo liền, thay vì đợi khoảng 10 năm sau mới thấy kết quả trong giáo dục.

TS Hiển chia sẻ thêm đôi khi việc hiến tặng cũng cần được xem là hoạt động hai chiều. Nhà trường không thể nhận từ doanh nghiệp rồi thôi mà cần có hoạt động gắn kết, đặc biệt là về chuyên môn. Chẳng hạn, Trường ĐH Lạc Hồng có tổ chức các khóa an toàn lao động, trao đổi chuyên môn cho một số doanh nghiệp tài trợ có nhu cầu. Một vài doanh nghiệp thiếu phòng nghiên cứu và phát triển cũng có thể sử dụng cơ sở vật chất tại trường để thí điểm các sản phẩm, máy móc mới...

8 doanh nhân cam kết hiến tặng cho Đại học Fulbright Việt Nam hơn 900 tỉ đồng8 doanh nhân cam kết hiến tặng cho Đại học Fulbright Việt Nam hơn 900 tỉ đồng

TTO - Khoản hiến tặng trị giá 40 triệu USD (912,8 tỉ đồng) sẽ hỗ trợ giai đoạn 1 dự án xây dựng khuôn viên chính của Đại học Fulbright tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

Xem thêm: mth.27265219070302202-meih-oas-iv-cud-oaig-ohc-gnat-neih/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hiến tặng cho giáo dục: vì sao hiếm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools