Theo đó, Chính phủ quyết nghị đồng ý quy định dữ liệu cá nhân được xử lý mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong trường hợp sau:
Việc xử lý là cần thiết để ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác. Bên kiểm soát dữ liệu, bên xử lý dữ liệu, bên kiểm soát và xử lý dữ liệu, bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
Việc xử lý là cần thiết vì yêu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, do các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật khác thực hiện.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
Dữ liệu cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của luật.
Chính phủ quyết nghị thông qua nội dung dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, giao bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Chính phủ báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại khoản 3 điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân.
TTO - Bộ Công an đề xuất mức xử phạt lên đến 80 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ tên, năm sinh, số điện thoại... người khác trái phép và 100 triệu đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu cá nhân trái phép qua biên giới...