vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ ‘tiến thoái lưỡng nan’ trong chính sách thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc

2022-03-08 03:06

Được biết đến với tên gọi "Sự đánh giá cần thiết", việc rà soát này cho đến nay vẫn chưa thu hút được nhiều sự chú ý. Nó liên quan đến Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974. Đây là đạo luật mà cựu Tổng thống Donald Trump đã sử dụng để áp thuế vào hàng hóa Trung Quốc từ tháng 7/2018.

Luật quy định rằng thuế quan sẽ hết hiệu lực sau 4 năm kể từ khi được áp dụng, trừ khi văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) phân tích hiệu quả và hậu quả của chúng. Việc xem xét lại cần diễn ra trong vòng 60 ngày kể từ ngày hết hiệu lực. Ngày 6/7 sẽ là thời hạn đối với nhóm hàng đầu tiên trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc. Phần lớn biện pháp thuế quan còn lại sẽ hết hạn trong những tháng tiếp theo.

Chính quyền Tổng thống Biden không đưa ra tín hiệu nào về kế hoạch dỡ bỏ thuế quan, ngay cả khi lạm phát đang vượt mức 7% và giá từ năng lượng đến lúa mì tăng cao.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế đối với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Mức thuế áp lên gần 500 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển giữa Mỹ và Trung Quốc.

Vào đầu năm 2020, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý với thỏa thuận giai đoạn một. Theo đó, Mỹ sẽ giảm một số loại thuế để đổi lấy việc Bắc Kinh cam kết giải quyết vấn đề bản quyền trí tuệ và mua 200 tỷ USD năng lượng, nông sản, hàng sản xuất cùng với dịch vụ cho đến hết tháng 12/2021.

Tổng thống Biden đã giữ nguyên mức thuế này sau một năm nhiệm kỳ của mình, khi dữ liệu liên tục cho thấy Trung Quốc không đạt được cam kết mua hàng của Mỹ. Điều đó đã làm tăng khả năng các khoản thuế sẽ được áp dụng lâu dài trong hoạt động thương mại giữa hai nước.

Trong nhiều tháng, bà Katherine Tai thuộc USTR đã tham gia với các đối tác ở Bắc Kinh để thúc giục quốc gia này thực hiện đúng những lời hứa của mình. Các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã không có bước đột phá lớn.

Wendy Cutler, một nhà đàm phán thương mại lâu năm của Mỹ, hiện là phó chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á ở Washington, cho biết: "Việc dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ thương mại luôn khó hơn là áp dụng chúng.

Các công ty và nhà lập pháp Mỹ đang đề nghị giảm thuế. Tháng trước, một nhóm bao gồm 41 thượng nghị sĩ đã thúc giục bà Tai tạo ra một quy trình toàn diện hơn để loại một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc khỏi mức thuế mà họ cho rằng có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp Mỹ.

Chính quyền ông Biden năm ngoái cũng đang xem xét một cuộc điều tra mới về trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc theo Mục 301. Điều đó có thể dẫn đến việc điều chỉnh lại thuế như: tăng thuế đối với các sản phẩm hưởng lợi từ các hoạt động của Trung Quốc mà Washington áp dụng và hạ thấp thuế đối với đầu vào mà các công ty Mỹ sử dụng.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen năm ngoái thừa nhận rằng người tiêu dùng Mỹ phải trả thuế. Quan điểm này được Phòng Thương mại Hoa Kỳ nhắc lại gần đây, nơi đã yêu cầu khôi phục các khoản miễn trừ thuế và mở rộng phạm vi miễn thuế.

Tuy nhiên, việc kết thúc áp thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc trong khi không nhận lại được gì có thể khiến Tổng thống Biden bị chỉ trích là mềm mỏng với Trung Quốc. Cáo buộc này đã được một số đảng viên Cộng hòa trong Quốc hội đưa ra.

AFL-CIO, liên đoàn lao động lớn nhất của Mỹ và là một nhóm lợi ích quan trọng của đảng Dân chủ, cũng muốn thuế quan được giữ nguyên cho đến khi Trung Quốc thay đổi chính sách của mình.

William Reinsch, cựu quan chức cấp cao của Bộ Thương mại thời ông Clinton, cho biết rằng chính quyền ông Biden có khả năng sẽ giữ lại thuế quan. Ông nói: "Tôi không nghĩ rằng họ yêu thích chính sách này, nhưng họ rất mắc kẹt với chúng. Tôi cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể".

Nguồn: Bloomberg

http://tintuc.vdong.vn/03/1260628.htm

Xem thêm: nhc.8355345170302202-couq-gnurt-uahk-pahn-gnah-iov-euht-hcas-hnihc-gnort-nan-gnoul-iaoht-neit-ym/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ ‘tiến thoái lưỡng nan’ trong chính sách thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools