vĐồng tin tức tài chính 365

Giá vàng hôm nay 8.3: Gặp lực cản lớn, nhiều tổ chức vẫn dự báo lạc quan

2022-03-08 10:21

Sau khi chọc thủng ngưỡng kỷ lục vào chiều qua 7.3, giá vàng hôm nay bất ngờ chững đà tăng mạnh sau nhiều phiên phi mã. Dù vậy một số tổ chức vẫn nhận định tích cực về giá kim loại quý thời gian tới.

Giá vàng trong nước mở cửa phiên giao dịch 8.3 được Tập đoàn DOJI niêm yết chiều mua vào 72 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 74 triệu đồng/lượng. So với đóng cửa phiên giao dịch ngày 7.3 giá vàng tại DOJI tăng 500.000 đồng/lượng cả hai chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch giá mua - bán vàng tại DOJI là 1,1 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, vàng miếng SJC tính đến 9h ngày 8.3 được Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở ngưỡng 71,62 - 73,6 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Vàng SJC được Phú Quý niêm yết ở ngưỡng 71,8 - 73,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Ảnh minh họa: Phan Anh
Ảnh minh họa: Phan Anh

Giá vàng thế giới tính đến 9h00 ngày 8.3 (giờ Việt Nam) niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 1.988 USD/oz, giảm 5,3 USD/oz so với chốt phiên 7.3.

Tình hình căng thẳng Nga - Ukraine tiếp tục chi phối biến động của thị trường kim loại quý tuần này. Nhu cầu trú ẩn tăng cao đã đẩy giá vàng thế giới lên ngưỡng cao nhất 1,5 năm qua.

Giá vàng đã vượt mức 2.000 USD/oz trong phiên giao dịch chiều tối ngày 7.3 (giờ Việt Nam). Mức cao nhất mọi thời đại của giá vàng tương lai trên sàn Comex được thiết lập vào tháng 8.2020 ở mức 2.063 USD. Tuy nhiên khi giá vàng lên quá cao thường sẽ nhận được áp lực chốt lời từ nhà đầu tư.

Giá vàng có dấu hiệu hạ nhiệt trong bối cảnh giá dầu đã quay đầu từ mức 137 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 7.3 về quanh mốc 125 USD/thùng. Lâu nay vàng và dầu được coi là hai mặt hàng có quan hệ mật thiết.

Theo oilprice, lúc 6h20 ngày 8.3 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 120,9 USD/thùng, tăng 1,48 USD, tương đương 1,24%. Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent được giao dịch ở mức 123,2 USD/thùng.

Dù vậy thị trường năng lượng thế giới được đánh giá là vẫn đang sôi sục khi Mỹ và châu Âu đang xem xét việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Trong khi đó, đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran bị vướng mắc khi Nga và Trung Quốc đưa ra thêm yêu cầu. Kỳ vọng dầu của Iran cung ứng vào thị trường, bù đắp phần nào dầu lửa thiếu từ Nga cũng đã tiêu tan.

Giới chuyên gia nhận định điều này càng làm gia tăng thêm sự lo lắng trên thị trường, cũng như khiến cho tình trạng lạm phát vốn đã “nóng” trở nên nghiêm trọng hơn.

Đại diện Saxo Bank nhận định trên Reuters, căng thẳng không chỉ tác động đến nhu cầu mua trú ẩn, mà quan trọng hơn, nó còn ảnh hưởng đến lạm phát, tăng trưởng và dự báo nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương.

Theo OANDA, chưa có dấu hiệu nào cho thấy giao tranh ở Ukraina sẽ giảm leo thang và thế giới đối mặt với suy giảm tăng trưởng. Điều đó sẽ kích thích dòng tiền chảy vào tài sản an toàn hơn nữa, trong đó có kim loại quý.

Ông Nicky Shiels từ hãng MKS PAMP SA dự báo, giá vàng sẽ còn tăng trong thời gian tới vì các yếu tố sau: Thứ nhất là chiến sự tiếp tục "nóng" ở Ukraine; Thứ hai là mức độ lạm phát gia tăng; Thứ ba là các quyết sách về lãi suất từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Hiện tại vàng còn được dự báo tăng khi các tổ chức lớn đẩy mạnh mua vàng. Ngân hàng Trung ương Nga cũng nối lại hoạt động mua vàng chính thức sau hai năm gián đoạn.

Ngân hàng Goldman Sachs thậm chí đã nâng mức kỳ vọng về giá vàng lên 2.150 USD/ounce. Chiến sự ở Ukraina sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu khi giá năng lượng cao hơn và vàng được xem là hàng rào chống lại các lệnh trừng phạt của Nga.

Xem thêm: odl.9221201-nauq-cal-oab-ud-nav-cuhc-ot-ueihn-nol-nac-cul-pag-38-yan-moh-gnav-aig/ut-uad-et-neit/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giá vàng hôm nay 8.3: Gặp lực cản lớn, nhiều tổ chức vẫn dự báo lạc quan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools