vĐồng tin tức tài chính 365

Cần một bảo tàng về văn hóa Sa Huỳnh

2022-03-08 11:12
Cần một bảo tàng về văn hóa Sa Huỳnh - Ảnh 1.

Các chuyên gia và cán bộ thực hiện công tác chỉnh lý các mộ chum và những hiện vật của nền văn hóa Sa Huỳnh được khai quật ở thung lũng Sông Tang 10 năm trước - Ảnh: TRẦN MAI

Theo tôi, yêu cầu cấp thiết cần có bảo tàng quốc gia về văn hóa Sa Huỳnh tạo điểm đến của giới nghiên cứu trong và ngoài nước lẫn tham quan của du khách, bởi chúng ta đã phát hiện khối lượng hiện vật rất lớn đủ tạo ra một không gian cho nền văn hóa cổ của quốc gia.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi

Nhiều chuyên gia của Viện Nghiên cứu khảo cổ và các chuyên gia về văn hóa Sa Huỳnh sẽ tham gia hội thảo.

Quảng Ngãi là địa phương có nhiều khảo cổ liên quan đến văn hóa Sa Huỳnh nhất và cũng là nơi mà nền văn hóa này mở rộng không gian cư trú từ duyên hải ra tận hải đảo rồi lên vùng núi cao.

Đợt chỉnh lý những hiện vật được Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật cách đây hơn 10 năm ở thung lũng Sông Tang đã giải mã thêm về nền văn hóa xa xưa này.

Giáo sư Nguyễn Khắc Sử - ủy viên Ban chấp hành Hội Khảo cổ học Việt Nam - cho rằng: "Trong đợt chỉnh lý này cùng với việc xác định niên đại các mộ chum được khảo cổ cách đây 10 năm ở thung lũng Sông Tang khi làm hồ thủy lợi Nước Trong (huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi), chúng tôi đã xác định nhiều mộ chum có niên đại hơn 3.000 năm trước. Giới nghiên cứu gọi là văn hóa tiền Sa Huỳnh".

Giáo sư Sử cho rằng với 26 di tích được khai quật, hơn 80 địa điểm phát hiện hiện vật và nghiên cứu, Quảng Ngãi là địa phương có mật độ phân bố dày đặc của nền văn hóa Sa Huỳnh. Nơi đây không chỉ là cái nôi của nền văn hóa Sa Huỳnh mà còn có nền văn hóa tiền Sa Huỳnh tồn tại xuyên suốt thời gian hơn 1.000 năm trước khi văn hóa Sa Huỳnh phát triển rực rỡ.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi, người phát hiện và chủ trì khảo cổ ở thung lũng Sông Tang - cho rằng trong quá trình chỉnh lý đã phát hiện nhiều điều mới mẻ như rìu đá, cuốc đá ở giai đoạn đầu (cách đây khoảng 3.000 năm), dụng cụ lao động bằng đồng (cách đây khoảng 2.000 năm) và muộn hơn một tí đã có đồ sắt.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi cũng cho rằng với những cuộc khảo cổ dọc miền Trung và Tây Nguyên có thể thấy nền văn hóa Sa Huỳnh phát triển từ Hà Tĩnh (tiếp giáp với nền văn hóa Đông Sơn) vào đến tận Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.

Tuy nhiên, những cuộc khảo cổ và phát hiện chỉ dừng lại ở giá trị nghiên cứu và chỉ có các nhà khoa học hiểu, cho đến bây giờ vẫn chưa "đại chúng hóa" nền văn hóa Sa Huỳnh. Cần phải có một bảo tàng với các hiện vật được phát hiện ở các tỉnh để phục vụ tham quan, tìm hiểu của du khách.

Chưa được quan tâm đúng mức

Cách đây 113 năm (1909), nhà khảo cổ học người Pháp M. Vinet đã phát hiện ở vùng cồn cát cạnh đầm An Khê, thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi khu mộ chum với rất nhiều hiện vật giá trị. Đó là lần đầu tiên nền văn hóa cổ có niên đại cách đây 2.000 năm được phát hiện mà sau này gọi là văn hóa Sa Huỳnh.

Dù phát hiện sớm và được giới nghiên cứu quan tâm nhưng đến nay việc phát huy giá trị của nền văn hóa này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Giáo sư Nguyễn Khắc Sử tiếc nuối về điều này.

"Cần phải có những hội thảo khoa học quốc tế và sự quan tâm đúng mực về nền văn hóa Sa Huỳnh. Chúng ta đang bỏ qua một giá trị vô giá không chỉ thu hút giới nghiên cứu trong và ngoài nước, mà còn thu hút du khách trong và ngoài nước tham quan, tìm hiểu", giáo sư Sử cho biết.

Quảng Ngãi: phát hiện mới về văn hóa Sa HuỳnhQuảng Ngãi: phát hiện mới về văn hóa Sa Huỳnh

TT - Ngày 8-7, tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, cho biết trong quá trình Sở VH-TT&DL Quảng Ngãi thăm dò khảo cổ 10 hố diện tích 50m2 tại gò Ma Vương, thôn Long Thạnh 2, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đã phát hiện trong tầng văn hóa có sự đan xen, chồng lên nhau giữa lớp cư trú và mộ táng của cư dân Sa Huỳnh.

Xem thêm: mth.70602438080302202-hnyuh-as-aoh-nav-ev-gnat-oab-tom-nac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần một bảo tàng về văn hóa Sa Huỳnh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools