vĐồng tin tức tài chính 365

TS âm nhạc Lê Y Linh: Chúng ta đang lãng phí gia tài âm nhạc

2022-03-08 14:45
TS âm nhạc Lê Y Linh: Chúng ta đang lãng phí gia tài âm nhạc - Ảnh 1.

Bà Lê Y Linh bên hai cuốn sách đầu tiên về cha mình - Ảnh: T.ĐIỂU

Chia sẻ với Tuổi Trẻ nhân dịp vừa hoàn thành cuốn hồi ký - tiểu sử về cuộc đời và sự nghiệp của cha mình có tên Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau (NXB Kim Đồng), TS âm nhạc Lê Y Linh cho biết bà và em trai - nhạc trưởng Lê Phi Phi - ấp ủ dự án cổ vũ thế hệ trẻ biểu diễn các tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân với ngôn ngữ âm nhạc mới mẻ.

Tại sao bắt người ta đừng thích bolero mà hãy thích nhạc giao hưởng? Tôi tin nếu được học, được tìm hiểu thì khán giả sẽ yêu thích cả bolero và nhạc giao hưởng. Phải làm sao để người thích bolero cũng thích cả nhạc giao hưởng.

TS Lê Y Linh

Bà Lê Y Linh (hiện đang sống tại Pháp) cho biết trong vòng hơn nửa thế kỷ sáng tác, nhạc sĩ Hoàng Vân đã để lại hơn 700 tác phẩm ở gần như tất cả các thể loại và các hình thức âm nhạc. 

Ông là một chân dung âm nhạc sống động, gồm từ ca khúc nghệ thuật đến ca khúc thời sự, từ tráng ca đến ngợi ca, từ ngành ca đến tỉnh ca, từ tình ca đến du ca, từ dân ca đến những bài hát đậm tình quốc tế năm châu, từ người thợ mỏ đến người nông dân, từ thanh niên tới thiếu nhi. Sau ngày ông rời xa cõi tạm, gia đình đã dày công thống kê, lưu trữ và bảo tồn di cảo của nhạc sĩ.

Dựng lại cuộc đời nhạc sĩ Hoàng Vân

Trong cuốn Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau, tác giả "phục dựng" cuộc đời của cha mình theo một cách rất độc đáo. 

Từ các tài liệu, lý lịch tự thuật của cha, phỏng vấn, tìm hiểu, ghi chép những lời kể, ký ức của những người thân, bạn bè đồng nghiệp của nhạc sĩ; sưu tầm các tác phẩm, sưu tầm các bài báo, các phỏng vấn được ghi âm, ghi hình, bà dựng lại chân dung cá nhân cũng như chân dung âm nhạc của nhạc sĩ Hoàng Vân. Bà không viết tiểu sử cha mình theo trật tự thời gian đời người mà dựng đời người qua từng cột mốc là những sáng tác lớn.

Phần tuổi thơ của nhạc sĩ đặc biệt hấp dẫn với những ai quan tâm tới dòng chảy của văn hóa Hà Nội, bởi tác giả đã dựng lại một nếp sống Hà Nội của một gia đình trí thức tiểu tư sản trước năm 1945 cũng như quang cảnh phố cổ Hà Nội thời kỳ này.

Giá trị của cuốn sách nằm ở chỗ nó không chỉ cho người đọc biết về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Vân như một cá nhân riêng tư dù cá nhân ấy là một tên tuổi âm nhạc lớn của một thời, mà còn giúp bạn đọc nhìn rộng ra lịch sử âm nhạc cách mạng Việt Nam giai đoạn sau 1945 từ cuộc đời sáng tác của một nhạc sĩ tiêu biểu trong giai đoạn ấy.

TS âm nhạc Lê Y Linh: Chúng ta đang lãng phí gia tài âm nhạc - Ảnh 3.

Tập sách Nhạc sĩ Hoàng Vân - Cho muôn đời sau - Ảnh: T.ĐIỂU

Đưa khí nhạc vào đời sống

Nói về xu hướng các ca sĩ trẻ gần đây làm mới các ca khúc thời kỳ "âm nhạc cách mạng" theo cách người trẻ hiện nay thích nghe, Lê Y Linh nói bà hoàn toàn ủng hộ bởi cha của bà lúc sinh thời từng chia sẻ các tác phẩm của ông khi đã được viết ra là để tặng cho đời, đời dùng thế nào ông cũng vui. 

Nhưng đó mới là các ca khúc, còn để được đưa trở lại đời sống âm nhạc hiện nay những tác phẩm khí nhạc thì khó hơn nhiều, bởi thu âm một tác phẩm khí nhạc rất đắt đỏ, dụng công, cần dàn nhạc với hàng chục tới hàng trăm người khổ luyện.

Bà Y Linh cho rằng đầu tư vào nhạc giao hưởng phải dựa vào chính phủ. Đó là đầu tư lớn nhưng quan trọng, vì gia tài các tác phẩm khí nhạc mà thế hệ các nhạc sĩ Hoàng Vân, Trọng Đài, Hoàng Lương, Đàm Linh, Nguyễn Văn Nam… để lại vô cùng lớn nhưng cần được phát huy tốt hơn bằng cách biểu diễn giới thiệu tới công chúng.

Trong khi nhiều tác phẩm khí nhạc đồ sộ, giá trị phải… cất kho, khoảng 30 năm nay bà không được nghe các tác phẩm giao hưởng của nhạc sĩ Việt Nam, ngay cả tìm kiếm nghe trên mạng cũng không có. Đây là một sự lãng phí rất lớn gia tài âm nhạc của đất nước. Theo bà, giờ đây "đất nước mình không phải là không có tiền nữa, thì phải lo xây dựng nền văn hóa của 50 - 100 năm nữa ngay từ bây giờ", bằng cách đầu tư xứng đáng cho âm nhạc giao hưởng.

Và trong khi một số người làm nhạc than phiền về sự tràn lan, lấn át của âm nhạc thị trường, bà Y Linh cho rằng vấn đề là làm sao để âm nhạc nghệ thuật có nhiều công chúng hơn.

Hoàng Vân - Nhạc và đời

Dịp này, Viện Âm nhạc cùng với gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cho ra mắt cuốn sách Hoàng Vân - Nhạc và đời in các bài lý luận phân tích về các ca khúc và tác phẩm khí nhạc tiêu biểu do các nhà lý luận âm nhạc, nhạc sĩ, nhạc trưởng nổi tiếng viết và tuyển chọn một số bài nổi bật của nhiều nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ… viết về con người, cuộc đời của Hoàng Vân.

Nghệ sĩ bày tỏ niềm tiếc thương nhạc sĩ Hoàng Vân qua đờiNghệ sĩ bày tỏ niềm tiếc thương nhạc sĩ Hoàng Vân qua đời

TTO - Sáng 4-2, nhiều nghệ sĩ chia sẻ thông tin và bày tỏ niềm tiếc thương, kính trọng khi nhạc sĩ Hoàng Vân vừa lìa xa trần thế.

Xem thêm: mth.28471348080302202-cahn-ma-iat-aig-ihp-gnal-gnad-at-gnuhc-hnil-y-el-cahn-ma-st/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“TS âm nhạc Lê Y Linh: Chúng ta đang lãng phí gia tài âm nhạc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools