Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: Giá USD tăng mạnh liên tiếp. Giá vàng SJC hạ nhiệt trái ngược với diễn biến giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới tăng thủng đỉnh 2.000 USD/ounce
Tỷ giá 1 USD hôm nay bằng bao nhiêu VND?
Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.171 VND/USD.
Tỷ giá USD chợ đen hôm nay ở mức 23.390 - 23.460 đồng (mua - bán).
Tỷ giá Vietcombank hôm nay niêm yết ở mức: 22.680 đồng - 22.990 đồng (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng ở cả hai chiều so với phiên giao dịch trước đó.
Tỷ giá Euro Vietcombank hiện ở mức 24.177 đồng - 25.532 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Yên Nhật hiện ở mức 191 đồng - 203 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Bảng Anh hiện ở mức 29.188 đồng - 30.434 đồng (mua vào - bán ra).
Tỷ giá Nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.541 đồng - 3.692 đồng (mua vào - bán ra).
Giá USD hôm nay vút cao, giá vàng hôm nay tăng mạnh
Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) hiện ở mức 99,297.
Giá USD neo cao. Đồng Euro bị mắc kẹt mức đáy thấp nhất trong 22 tháng. Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tiếp tục làm mờ triển vọng kinh tế của Châu Âu. Các đồng tiền có mối quan hệ chặt tới giá cả hàng hoá đã dừng đà rơi sau một tuần.
Đồng Euro giảm sốc và đánh dấu phiên thứ 6 liên tiếp giảm. Đồng Euro giảm 4% so với đồng đôla kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Cuộc xung đột chưa có dấu hiệu kết thúc.
Đồng Euro đã giảm về mức gần ngang bằng với đồng Franc Thụy Sĩ. Đây là lần đầu tiên trong 7 năm, đồng Euro giảm sâu như vậy.
Hai vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine đã đạt được rất ít tiến bộ. Một số nhà đầu tư cảnh báo việc Đức phản đối lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga đã đánh bật giá dầu tương lai khỏi mức đỉnh 14 năm, nhưng cú sốc nguồn cung sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của châu Âu.
Chiến lược gia Carol Kong của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia nói: “Các thị trường có thể tiếp tục định giá rủi ro gián đoạn xuất khẩu năng lượng của Nga và hạ triển vọng tăng trưởng của châu Âu. Do đó, chúng tôi dự báo đồng Euro sẽ tiếp tục chịu áp lực. Có khả năng tỷ giá đồng Euro/Đôla sẽ rớt xuống mức 1,0688 đôla trong tháng này."
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, dự kiến sẽ được đưa ra vào thứ năm tuần này. Khả năng lạm phát đình trệ khiến các nhà kinh tế nghĩ rằng Ngân hàng Trung ương có thể trì hoãn việc tăng lãi suất cho đến cuối năm 2022.
Cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đẩy đồng Rúp trượt xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đôla. Các tài sản khác của Nga cũng bị ảnh hưởng, mặc dù đồng đôla Mỹ vẫn vững chắc trong bối cảnh lo ngại rằng chiến tranh sẽ kéo dài và tác động kinh tế cũng sẽ lan rộng.
Tại Châu Á - Thái Bình Dương, đôla Úc và New Zealand đã tăng nhưng vẫn lình xình quanh mức cao nhất trong 4 tháng.
Đồng đôla New Zealand đã tăng 4,5% chỉ trong hơn một tháng khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand bắt đầu một đợt tăng lãi suất. Các nhà phân tích của Ngân hàng ANZ cho biết áp lực giá năng lượng có thể thúc đẩy các đợt tăng 50 điểm cơ bản trong tháng 4 và tháng 5, các nhà phân tích của Ngân hàng ANZ cho biết hôm thứ Ba.
Dollar, Euro giảm do lo lắng về xung đột tác động kinh tế của Ukraine tăng trưởng
Giá vàng SJC đột ngột giảm sâu, mỗi lượng mất 2,2 triệu đồng xuống 72,2 triệu đồng.
Tính đến thời điểm chiều 8.3, giá vàng trong nước giảm, ngược chiều với thị trường kim loại quý thế giới. Giá vàng đột ngột bị điều chỉnh xuống sâu bất chấp mỗi ounce vàng thế giới đã nhích lên 1.996 USD một ounce.
Giá vàng tăng thủng mốc đỉnh 2.000 USD/ounce. Giá vàng được dự báo vẫn còn dư địa tăng trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine vẫn "nóng" và lạm phát gia tăng nhanh trên toàn cầu.
"Tôi nghĩ rằng, cuộc chiến ở Ukraine không thể mãi leo thang và căng thẳng. Nếu mọi thứ nguội đi thì nỗi sợ sẽ tan biến và vàng sẽ trở về đúng nhịp như xưa", chuyên gia Lobo Tiggre từ hãng The Independent Speculator.
Giá vàng thế giới hiện ở mức 2019 - 2020 USD/ounce.
Giá vàng SJC trong nước hiện ở mức 71,40 - 73,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).