Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới thương mại điện tử đang mang đến cơ hội lớn nhưng cũng tiềm ẩn hàng loạt thách thức cho các dịch vụ logistics tại Việt Nam khi các doanh nghiệp tham vọng không chỉ phân phối tại nội địa mà còn xuyên biên giới.
Cùng với đó, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu đạt gần 670 tỷ USD trong năm 2021 cũng là động lực để các doanh nghiệp chú trọng dịch vụ logistics nhiều hơn trong năm 2022.
Nhanh tay nắm bắt xu thế vận chuyển trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, đầu năm 2022, Công ty Cổ phần T&Y Superport Vĩnh Phúc rốt ráo triển khai ngay trung tâm logistics thông minh tại Việt Nam. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD.
Không chỉ các doanh nghiệp FDI mở rộng mạng lưới, các doanh nghiệp giao nhận nội địa cũng nhanh chóng khảo sát địa bàn làm nóng thêm cuộc đua dịch vụ logistics. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
"Một hệ sinh thái hậu cần cung cấp các dịch vụ vận tải thông suốt cho các chuyến hàng bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt và xuyên biên giới ở miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tổ chức nhà ga hàng hóa ngoài đường hàng không (OACT), kho container nội địa (ICD) và Supply Chain CityTM đầu tiên được tích hợp hoàn toàn", ông Ng Boon Teck, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Công ty Cổ phần T&Y Superport Vĩnh Phúc, chia sẻ.
Không chỉ các doanh nghiệp FDI mở rộng mạng lưới, các doanh nghiệp giao nhận nội địa cũng nhanh chóng khảo sát địa bàn làm nóng thêm cuộc đua dịch vụ logistics sau khi ghi nhận như cầu tăng mạnh trong thời gian qua.
"Số lượng đơn hàng tăng 15 - 20%. Chúng tôi nhận định lượng đơn này còn tăng cao hơn nữa. Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ đơn hàng luôn đảm bảo trên 90%. Ngoài ra, chúng tôi cũng có mặt ở 7 tỉnh, thành phố", ông Đặng Đình Thành, Giám đốc Kinh doanh Khu vực miền Bắc Ahamove, cho biết.
Theo các chuyên gia, thương mại điện tử hiện không chỉ còn gói gọn trong lãnh thổ Việt Nam mà đã mở rộng phạm vi xuyên biên giới, tạo ra sức ép cạnh tranh lớn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong ngành chuyển phát phải liên tục đầu tư, đưa ra các giải pháp sáng tạo. Việt Nam còn nhiều dư địa cho cuộc đua này.
"Tốc độ tăng trưởng từ 12 - 14%. Hoạt động logistics bản chất là hoạt động song hành với sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu. Khi sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu tăng trưởng thì logistics cũng tăng trưởng. Bên cạnh sự tăng trưởng của các hoạt động sản xuất thương mại, sau môt thời gian dài logistics tăng trưởng mang tính tự phát, chưa có định hướng và điều tiết", ôngTrần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, đánh giá.
Cũng theo giới chuyên gia, 2021 cũng là năm để lại nhiều bài học đắt giá cho các đơn vị vận chuyển về vấn đề thiếu hụt nhân sự dẫn đến tắc nghẽn hàng hóa trong giai đoạn giãn cách do COVID-19. Để chủ động với nhiều vấn đề phát sinh trong dịch vụ vận chuyển, doanh nghiệp cần lên kế hoạch nhân sự, ứng dụng nhiều hơn công nghệ 4.0 trong chuyền, chia, chọn, kiểm soát hàng hóa tránh thất thoát.
VTV.vn - Báo chí thế giới và khu vực những ngày qua đã đưa ra nhận định tích cực về cơ hội của ngành logistics Việt Nam trong thời gian tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.67235254180302202-scitsigol-peihgn-hnaod-auc-nahp-iht-gnor-om-aud-couc-gnon/et-hnik/nv.vtv