Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết Căng thẳng Nga - Ukraine khiến thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ukraine có thể bị suy giảm đáng kể.
Cụ thể, những tác động đó đến từ việc ngắt hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) các ngân hàng quốc tế lớn của Nga; phong tỏa tài sản của các ngân hàng tập đoàn lớn; ngăn cản xuất nhập khẩu; ngừng cung cấp tín dụng; đứt gãy chuỗi cung ứng, sự mất giá của đồng rúp, tăng lạm phát, bất ổn thị trường chứng khoán toàn cầu…
Hiện nay Nga đứng thứ thứ 9 về nhập khẩu tôm của Việt Nam.
Theo đó, Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng trong xuất nhập khẩu bởi các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, dẫn đến tăng chi phí vận chuyển; tăng chi phí đầu vào nhập khẩu đối với hàng hóa cơ bản và nhu cầu suy giảm ở Nga, Ucraine và các nước liên quan.
Trước thực tế trên, Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội ngành hàng và Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ trong việc thanh toán khi có hàng xuất khẩu đi Nga nhưng giao dịch tài chính đang bị đình trệ.
Hướng đến giải pháp xử lý khó khăn trước mắt do ngưng trệ thị trường Nga và Ukraine; Giải pháp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, kể cả các thị trường trước đây có lượng nhập khẩu khá lớn (EU, Trung Quốc, Trung Đông,…) từ Nga, Ukraine đối với các mặt hàng trong đó có thủy sản.
Hiện nay Nga đứng thứ thứ 9 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 1% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm của nước ta. Tính tới 15-2, xuất khẩu tôm sang Nga đạt 3,3 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2021.
Mặc dù Nga được coi là một trong những thị trường tiềm năng của tôm Việt Nam, tuy nhiên số doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu vào thị trường này còn hạn chế.
Nguyên nhân là do các thủ tục đăng ký phức tạp, thời gian xét duyệt kéo dài, các hàng rào phi thuế quan như quy định an toàn thực phẩm, kiểm dịch chất lượng của Nga khá chặt chẽ theo quy định riêng của Nga cũng như theo VN- EAEUFTA...