vĐồng tin tức tài chính 365

Thế khó của Mỹ trước áp lực trừng phạt xuất khẩu dầu Nga

2022-03-09 06:07

Ngày 8-3, tờ The New York Times cho biết một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ, với sự ủng hộ của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và một số nhân vật cấp cao khác của đảng Dân chủ, đã trình dự luật cấm nhập khẩu năng lượng của Nga, đình chỉ quan hệ thương mại với nước này và Belarus để làm áp lực buộc Nga ngừng chiến dịch tại Ukraine. Hai ngày trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Nhà Trắng đang tích cực thảo luận với đối tác châu Âu về khả năng cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga.

Thế khó của Mỹ trước áp lực trừng phạt xuất khẩu dầu Nga - ảnh 1
Một tàu chở dầu của Nga đậu gần nhà máy lọc dầu Stanlow ở Anh
khi công nhân bến tàu từ chối bốc dỡ dầu Nga. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Đồng minh phương Tây không mặn mà

Hiện Nga là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu hàng đầu thế giới, với lượng dầu và các sản phẩm tinh chế xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng/ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Theo tạp chí Forbes, châu Âu nhập 40% lượng khí đốt và 25% lượng dầu thô từ Nga nhưng với Mỹ, lượng dầu nhập từ Nga chỉ chiếm 3,5% tổng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ. Phần lớn nguồn cung dầu của Mỹ đến từ Canada - chiếm 57%, chưa kể số dầu Mỹ tự khai thác đáp ứng nhu cầu trong nước.

Với mức độ phụ thuộc lớn vào dầu và khí đốt như vậy, không khó để dự đoán các nước châu Âu đều tỏ ra ngần ngại với kế hoạch của Mỹ. Đơn cử, Văn phòng Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 7-3 ra thông báo với nội dung thừa nhận “việc nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga có tầm quan trọng thiết yếu đối với việc cung cấp các dịch vụ công cộng và đảm bảo cuộc sống hằng ngày của người dân ở châu Âu”.

Đây cũng là cảnh báo được Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đưa ra sau cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng ngày. Thủ tướng Rutte nêu rõ thực tế châu Âu vẫn phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga; việc cấm các công ty châu Âu ngừng hợp tác với Nga ngay lập tức có thể gây ra những hậu quả to lớn cho châu lục, bao gồm Ukraine và toàn thế giới. Ông Rutte cũng khẳng định cần nhiều thời gian mới có thể giảm bớt phụ thuộc vào dầu và khí đốt từ Nga.

Trả lời phỏng vấn đài CNN hôm 7-3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng chia sẻ rằng mục tiêu giảm phụ thuộc của Liên minh châu Âu (EU) vào năng lượng của Nga trong thời gian ngắn sẽ rất khó khăn.

Nhìn chung, có thể thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang kẹt giữa hai yêu cầu gần như đối lập giữa ý kiến trong nước và nguyện vọng của các đồng minh. Nhà Trắng sẽ phải vừa lắng nghe tiếng nói đòi cấm vận dầu thô của Nga, vừa phải tìm cách khắc chế vị trí quan trọng của Nga đối với nguồn cung dầu thô, hàng hóa trên thị trường toàn cầu.

Nga là nhà cung cấp năng lượng chính cho ngành công nghiệp ở châu Âu. Sự sụp đổ trong thương mại năng lượng của Nga sẽ ảnh hưởng đến khả năng phân bổ năng lượng ở châu Âu, chúng sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng và có thể gây thêm áp lực lạm phát trên toàn cầu.

Chuyên gia CAROLINE BAIN, Công ty Capital Economics 

Tác động lớn nếu Nga bị áp trừng phạt dầu

Chia sẻ với tờ The New York Times, chuyên gia Alexander Gabuev thuộc Trung tâm nghiên cứu Carnegie Moscow (Nga) cho biết tác động của lệnh cấm vận năng lượng của Nga tùy thuộc vào quy mô. Trên hết, việc cắt giảm doanh số xuất khẩu diện rộng sẽ làm giảm thu nhập quy đổi bằng đồng nội tệ của Nga. “Điều này không chỉ phản ánh trong dòng tiền của ngân sách nhà nước mà còn ở tỉ giá hối đoái. Nga sẽ không có đủ tiền mặt để hỗ trợ đồng rúp” - ông Gabuev nhận định.

Về hậu quả với phương Tây, giới phân tích của Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) ước tính tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay sẽ giảm 0,5% nếu giá dầu lên tới 150 USD/thùng. Ngoài ra, tình trạng lạm phát, vốn ở mức cao nhất trong vòng 40 năm qua và giá cả tăng buộc người lao động đòi hỏi mức lương cao hơn.

Trong khi đó, các chuyên gia tại công ty nghiên cứu thị trường Capital Economics (Anh) cho biết thêm rằng lệnh cấm vận dầu xuất khẩu phạm vi rộng của Nga có thể khiến kinh tế Anh giảm tới 25%. Tốc độ lạm phát tại các nền kinh tế lớn ở châu Âu có thể tăng gấp đôi, còn khu vực sử dụng đồng tiền chung euro sẽ rơi vào suy thoái.

Hiện các thông tin xung quanh khả năng Mỹ và phương Tây cấm nhập khẩu dầu Nga chỉ dừng ở mức đồn đoán chứ chưa có kế hoạch nào. Song đồn đoán này cũng đã khiến giá dầu toàn cầu tăng rất cao và ít khả năng giảm trong ngắn hạn. Giá dầu brent có lúc chạm mức kỷ lục 139,13 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 7-3 - cao nhất kể từ năm 2008. Trong khi đó, dầu WTI cũng tăng 3,2%, ở mức 119,40 USD/thùng.

Lãnh đạo một số tập đoàn năng lượng Mỹ như Exxon Mobil, Hess và TotalEnergies thừa nhận không có cách hạ nhiệt ngay lập tức giá dầu. CEO Exxon Mobil - ông Darren Woods còn cho biết các cú sốc thị trường phản ánh tính liên kết của hệ thống năng lượng toàn cầu. Vì vậy, việc loại bỏ bất kỳ nguồn cung cấp nào cũng tạo tác động trên toàn thế giới. “Thị trường năng lượng toàn cầu đang rung chuyển và mọi người ở khắp nơi đang lo lắng về nguồn cung và khả năng chịu đựng của ngành năng lượng» - theo ông Woods.

Nếu muốn cấm nhập dầu từ Nga và để giá dầu không lâm vào khủng hoảng tăng dài hạn, Mỹ cần có biện pháp đảm bảo nguồn cung dầu toàn cầu. Mới đây, nhiều chuyên gia phân tích đã bỏ ngỏ khả năng Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt năng lượng với Iran nếu thỏa thuận hạt nhân mới được thông qua. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã phủ nhận vấn đề này.•

Nga cũng sẽ rơi vào thế kẹt nếu bị Mỹ trừng phạt dầu

The Wall Street Journal cho biết nếu thật sự bị cấm vận, dầu của Nga cũng khó tìm khách hàng thay thế Âu - Mỹ. Các nhà máy lọc dầu ở Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẵn sàng mua dầu Nga với giá hời nhưng cũng chỉ giới hạn về lượng. Các chuyến hàng từ các cảng của Nga đến Ấn Độ gặp nhiều khó khăn về mặt hậu cần và một số nhà máy ở khu vực này cũng không đủ khả năng để lọc được dầu ural của Nga.

Trung Quốc thì chưa bao giờ nhập khẩu quá 500.000 thùng ural/ngày. Nếu mua tất cả lượng dầu Nga xuất sang châu Âu, Trung Quốc sẽ phải nhập thêm 2,7 triệu thùng mỗi ngày. Điều này rất phi thực tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đã lên tiếng sát cánh cùng Moscow thông qua phát biểu mới đây của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị rằng “sẽ bất kể bối cảnh quốc tế ra sao, Trung Quốc sẽ duy trì trọng tâm chiến lược và thúc đẩy mối quan hệ đối tác toàn diện Trung - Nga trong kỷ nguyên mới” . 

Xem thêm: lmth.7437401-agn-uad-uahk-taux-tahp-gnurt-cul-pa-court-ym-auc-ohk-eht/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thế khó của Mỹ trước áp lực trừng phạt xuất khẩu dầu Nga”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools