vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng cân đo giảm thuế, phí nữa!

2022-03-09 07:18

Điều này gây sức ép lớn lên cuộc sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

Không cần nhìn đâu xa, giá ổ bánh mì, tô phở, cọng hành đã tăng thêm vài chục phần trăm; cước vận tải, xe ôm công nghệ buộc phải tăng giá để hỗ trợ tài xế. Tàu cá nằm bờ vì không chịu nổi giá xăng dầu quá cao. Người dân buộc phải cắt giảm chi tiêu tối đa, chất lượng cuộc sống giảm sút vì giá cả tăng nhanh.

Trong khi đó, giá xăng đã tăng lên mức kỷ lục gần 27.000 đồng/lít dự báo sẽ tiếp tục tăng vì giá dầu thế giới đã leo lên 130 USD/thùng. Đáng lo ngại hơn là xung đột Nga và Ukraine không chỉ đẩy giá năng lượng tăng cao mà còn khiến hàng loạt loại nguyên vật liệu, hàng hóa khác leo thang từng ngày.

Với độ mở kinh tế cao, Việt Nam còn đối diện với nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài. Nói cách khác, nước ta khó tránh khỏi tác động của việc giá cả nguyên vật liệu đầu vào từ thế giới leo thang. Những yếu tố này cũng có thể làm triệt tiêu dần động lực tăng trưởng kinh tế.

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung hai tháng đầu năm nay, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên đến 32.700, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 22.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng” này, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn đang nghiên cứu giảm thuế, phí như giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng, hay chưa có hướng dẫn cụ thể về giảm thuế giá trị gia tăng. Vì vậy, nhiều chuyên gia thống nhất cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần hành động dứt khoát để hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp.

Đồng ý rằng cơ quan quản lý nhà nước phải cân nhắc việc giảm thuế, phí vì lo ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Nhưng không nên chỉ nhìn thấy giảm thuế, phí thì ngân sách giảm mà cần nhìn thấy một bức tranh khác rộng hơn.

Ví dụ giảm thuế, phí xăng dầu để giảm nhiệt giá cả hàng hóa đang bùng phát là cấp bách. Bởi vì xăng dầu là một cấu phần quan trọng trong chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất mà các chi phí này lại chiếm phần đáng kể trong giá hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Không chỉ vậy, cần rà soát lại và nếu thấy các loại thuế, phí đối với những lĩnh vực khác còn cao thì nên giảm ngay để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Khi hai chủ thể này làm ăn được, thu nhập tốt thì sẽ đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế. Như vậy, giảm ngân sách trước mắt nhưng ngân sách nhà nước sẽ thu được nhiều hơn trong tương lai.

Ngoài giảm thuế, phí, một việc khác cũng cần làm ngay để giúp người dân và doanh nghiệp chống chọi với giá cả leo thang, Nhà nước nên hỗ trợ có chọn lọc. Ví dụ hỗ trợ người thu nhập thấp bằng tiền hoặc Nhà nước chịu một phần chi phí xăng dầu cho ngư dân. Đặc biệt cần triển khai nhanh các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy nền kinh tế đi lên.

Xem thêm: lmth.0337401-aun-ihp-euht-maig-od-nac-gnud/et-hnik/nv.olp

Comments:4 | Tags:No Tag

“Đừng cân đo giảm thuế, phí nữa!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools