Nhân viên thay đổi bảng giá tại một trạm xăng ở Newark, New Jersey, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Hôm 8-3, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo cấm nhập khẩu dầu từ Nga, trong khi Anh thông báo sẽ ngừng nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga vào cuối năm 2022.
Mặc dù thấp hơn mức kỷ lục 139,13 USD/thùng hôm 7-3, giá dầu Brent vẫn tăng 6,8% lên mức 131,63 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 6,7% lên mức 127,44 USD/thùng.
Theo Hãng tin Reuters, giá dầu thô Brent giao tháng 5 cũng tăng lên mức cao nhất trong ngày là 131,27 USD/thùng, trước khi chốt ở mức 127,98 USD/thùng, tăng hơn 3,9%.
Nga, quốc gia xuất khẩu từ 7 - 8 triệu thùng dầu thô và nhiên liệu mỗi ngày cho các thị trường toàn cầu, đã trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt của phương Tây, kể từ sau khi nước này tiến hành "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine.
Lệnh cấm mới nhất đã làm tăng thêm sự biến động trên thị trường toàn cầu, đồng thời khơi dậy lo ngại về lạm phát gia tăng.
Tính đến 5h50 sáng 9-3 theo giờ Việt Nam, chỉ số chứng khoán MSCI, theo dõi cổ phiếu ở 50 quốc gia, đã giảm 0,8%.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 184,74 điểm, tương đương 0,56%. Chỉ số S&P 500 mất 30,39 điểm, tương đương 0,72% và Nasdaq Composite giảm 35,41 điểm, tương đương 0,28%.
Chỉ số STOXX 600 của châu Âu giảm 0,51%.
Trong ngày 8-3, vàng tiếp tục giữ giá gần mức cao kỷ lục. Các nhà đầu tư vẫn xem loại kim loại quý này là chỗ trú ẩn an toàn giữa bối cảnh bất ổn. Vàng giao ngay đã giảm 0,1% xuống 2.050,97 USD/ounce.
TTO - Thời gian qua, giá xăng dầu, giá vàng trong nước liên tục "lập đỉnh" khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Xem thêm: mth.74862727090302202-eniarku-no-tab-auig-gnat-nav-uad-aig-maig-nav-ueihp-oc-aig/nv.ertiout