Thứ Ba, ngày 8/3/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố răng Mỹ sẽ cấm nhập khẩu dầu của Nga. Điều này sẽ gây thêm nhiều áp lực kinh tế lên chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng quyết định này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.
Tổng quan mà nói, thông báo từ Nhà Trắng chỉ là một cú hích về mặt tinh thần cho các đồng minh châu Âu. Bởi trên thực tế, nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ nhập khẩu 7% lượng dầu của Nga, trong khi đó Nga xuất khẩu đến 60% lượng dầu sang thị trường EU và chỉ xuất 8% sang Mỹ.
Dù vậy, quyết định này của Biden đã gây ra ba vấn đề nghiêm trọng. Đầu tiên, việc Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt cứng rắn sẽ khiến cho giá dầu tăng lên. Trước khi giá dầu thô Brent tăng lần gần đây nhất ở mức lớn hơn 130 USD/thùng, những người lái xe nước này đã và đang phải trả tiền xăng ở mức cao hơn. Và như Tổng thống Mỹ thừa nhận, họ sẽ còn phải trả tiền xăng ở mức cao hơn nữa.
Kể từ đầu năm nay, giá dầu đã tăng 70% và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Công ty tư vấn Rystad Energy có trụ sở tại Oslo đã dự đoán rằng lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu khí của Nga có thể khiến giá dầu thô tăng lên 200 USD/thùng. Trước đó, giá dầu thô từng lập đỉnh ở mức 147 USD/thùng vào năm 2008.
Thứ hai, mặc dù đã phối hợp rất nhịp nhàng trong hai tuần đầu của cuộc xung đột, hành động của ông Biden đã làm rạn nứt liên minh phương Tây trong hoạt động chống Nga. Cùng với Mỹ, Vương quốc Anh cũng sẽ thực hiện lệnh cấm này (áp dụng vào cuối năm nay). Tuy nhiên rõ ràng các quốc gia châu Âu khác thì còn có nhiều trăn trở. Đây là điều chẳng có gì đáng ngạc nhiên, bởi EU nhập đến 40% lượng khí đốt và hơn 1/4 lượng dầu từ Nga.
Vì vậy, khẳng định của ông Biden rằng phương Tây vẫn đoàn kết với quyết tâm duy trì sức ép đối với Nga là không hoàn toàn đúng. 24 giờ trước khi lệnh cấm của Hoa Kỳ được công bố, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bày tỏ sự lo lắng về an ninh năng lượng của nước mình và quyết định không làm theo ít nhất là tại thời điểm hiện tại. Mỹ không có nguy cơ phải gánh chịu mất an toàn năng lượng; nhưng với các quốc gia Châu Âu thì có.
Sự phụ thuộc của EU vào nguồn năng lượng của Nga đã tạo ra nguy cơ thứ ba, đó là việc ông Putin trả đũa các nước này trước bằng cách cắt nguồn cung cấp. EU đã công bố các bước để giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu khí của Nga. Và rằng cuộc khủng hoảng có thể sẽ làm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch. Nhưng trong ngắn hạn, việc mất đi một nguồn năng lượng lớn như vậy sẽ khiến cho nền kinh tế của các nước này tăng trưởng yếu hơn và lạm phát sẽ tăng cao hơn.
Giá năng lượng cao có thể sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, nên qua thời gian giá của sản phẩm này sẽ tự điều chỉnh giảm. Nhưng về ngắn hạn, giá năng lượng cao có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Năm nay là năm mức sống của người dân Vương quốc Anh giảm mạnh nhất, kể từ khi họ trải qua mức sống thấp kỷ lục vào những năm 1950.
Ngoài ra, cuộc chiến ở Ukraine cũng có khả năng gây ra những tác động tiêu cực đến các hoạt động phục hồi kinh tế sau đại dịch. Chính vì vậy, điều các quốc gia châu Âu mong muốn nhất đó là các biện pháp trừng phạt sẽ nhanh chóng đạt hiệu quả. Nếu chiến tranh kinh tế càng kéo dài, giá cả sẽ càng tăng cao.
http://tintuc.vdong.vn/03/1263744.htmXem thêm: nhc.27931149190302202-er-aihc-yat-gnouhp-mal-eht-oc-agn-uad-uahk-pahn-mac-ym/nv.fefac