vĐồng tin tức tài chính 365

Tin sáng 10-3: TP.HCM biến thể BA.1 và BA.2 song hành; trẻ mắc COVID-19 tăng gấp đôi tuần trước

2022-03-10 08:50
Tin sáng 10-3: TP.HCM biến thể BA.1 và BA.2 song hành; trẻ mắc COVID-19 tăng gấp đôi tuần trước - Ảnh 1.

Một bệnh nhân F0 nhận túi thuốc gói A gồm các loại thuốc hạ sốt, vitamin để tăng sức đề kháng ở Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Chỉ trong 24 giờ (từ 16h ngày 8-3 đến 16h ngày 9-3) cả nước ghi nhận có đến 164.596 ca nhiễm mới. Đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất từ đầu mùa dịch đến nay và ghi nhận ở tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước. 

Trong đó, nhiều nhất là Hà Nội với 31.365 ca, nhưng so với ngày trước đó Hà Nội đã giảm gần 1.285 ca nhưng là ngày đầu tiên sau nhiều ngày chỉ có tăng, số mắc của Hà Nội đã giảm, 2 địa phương thứ 2 và thứ 3 về số mắc là Nghệ An và Bắc Ninh cũng giảm số mắc mới so với ngày trước đó.

Cùng với ca nhiễm tăng, ca tử vong cũng tăng theo. Cụ thể, ngày 9-3 có 102 ca, trong khi đó những ngày trước chỉ dao động dưới 90 ca. Nhưng số ca bệnh nặng trong ngày đã giảm hơn 380 ca so với ngày trước (ngày 9-3 là 3.878 ca, ngày 8-3 là 4.258 ca).

Tin sáng 10-3: TP.HCM biến thể BA.1 và BA.2 song hành; trẻ mắc COVID-19 tăng gấp đôi tuần trước - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

TP.HCM: Học sinh, trẻ em nghi mắc COVID-19 trong trường cao gấp đôi tuần trước

Trong buổi họp giao ban trực tuyến với các quận, huyện và TP Thủ Đức về công tác phòng chống dịch COVID-19, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết TP đang quản lý hơn 93.000 F0, trong đó có gần 87.000 người điều trị tại nhà, chiếm hơn 90% tổng số F0 đang điều trị, 750 người ở khu cách ly, hơn 4.800 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tầng 2 và 552 bệnh nhân ở bệnh viện tầng 3.

Hiện nay, F0 điều trị tại 3 tầng đã vượt qua số F0 ghi nhận vào tháng 12-2021, tuy nhiên số ca thở máy xâm lấn và tử vong vẫn duy trì ở mức thấp. Số F0 mới ghi nhận tăng so với tuần trước nhưng tốc độ tăng đang chậm lại.

Về tình hình số trường hợp nghi mắc COVID-19 trong trường học, ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết, tổng số ca nghi mắc trong tuần qua là gần 37.500 trường hợp, cao gần gấp đôi so với tuần trước (gần 19.500 ca). Số ca nghi mắc tăng đều ở các khối, trong đó khối tiểu học (chưa tiêm vắc xin) vẫn cao hơn các khối còn lại.

Hiện nay, Sở Y tế và Sở Giáo dục - đào tạo TP.HCM đã cập nhật Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong trường học theo tinh thần đủ an toàn thì mới triển khai học trực tiếp và học bán trú. Chỉ trường nào đảm bảo điều kiện, đảm bảo giãn cách trong lớp học, khi ăn, khi nghỉ trưa tại phòng thì mới tổ chức học bán trú.

Tin sáng 10-3: TP.HCM biến thể BA.1 và BA.2 song hành; trẻ mắc COVID-19 tăng gấp đôi tuần trước - Ảnh 3.

Tiêm vắc xin COVID-19 cho học sinh Thanh Hóa - Ảnh: HÀ ĐỒNG

TP.HCM sẽ cấp giấy hoàn thành cách ly trên hệ thống quản lý bệnh nhân COVID-19

Để giảm thủ tục hành chính trong việc cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly đối với F0 trong thời gian tới, Sở Y tế TP.HCM cho biết sẽ triển khai thêm tính năng cấp giấy hoàn thành cách ly trên hệ thống quản lý bệnh nhân COVID-19.

Cụ thể, người dân khi có kết quả mắc COVID-19 sẽ chủ động khai báo thông tin tại đường link: https://tracuuf0.medinet.org.vn/khaibao.htm.

Khi đó, trạm y tế sẽ đánh giá tình trạng F0 bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa và tiếp nhận F0 trên nền tảng quản lý COVID-19. Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà, trạm y tế quản lý và chăm sóc, theo dõi F0 trên hệ thống theo quy định.

Khi đã hoàn thành cách ly tại nhà/nơi lưu trú, trạm y tế sẽ cấp giấy xác nhận bản giấy hoặc gửi bản điện tử qua email mà người dân đã khai báo.

Tin sáng 10-3: TP.HCM biến thể BA.1 và BA.2 song hành; trẻ mắc COVID-19 tăng gấp đôi tuần trước - Ảnh 4.

Nhân viên y tế làm việc tại Trung tâm Hồi sức COVID-19, Bệnh viện Dã chiến số 14 (Q. Tân Phú) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hà Nội giao quản lý thị trường thanh kiểm tra giá bán thiết bị y tế

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản về đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế theo tinh thần công điện của Bộ Y tế.

TP giao Cục Quản lý thị trường tăng cường thanh kiểm tra việc niêm yết giá bán, bán đúng giá niêm yết, kiểm tra và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc tăng giá bán bất hợp lý, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân hoạt động mua, bán kit xét nghiệm chẩn đoán, thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc giả, nhập lậu, có hành vi đầu cơ, tích trữ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán bất hợp lý.

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan đăng tải giá trúng thầu bộ xét nghiệm COVID-19, danh sách số lưu hành, giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế bị thu hồi trên Cổng thông tin điện tử của TP và các cơ quan truyền thông.

Đồng thời, chỉ đạo các bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, cơ sở bán lẻ thực hiện việc niêm yết giá bộ xét nghiệm, đảm bảo chất lượng cung ứng sản phẩm cho người dân và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Trước đó, do nhu cầu thị trường lên cao, giá bộ xét nghiệm, máy đo độ oxy bão hòa trong máu (SpO2) và nhiều vật tư y tế tăng cao.

Theo Bộ Y tế, tính đến 4-3 Bộ Y tế đã cấp phép 169 bộ sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, có 14 sản phẩm sản xuất trong nước và 155 sản phẩm nhập khẩu. Trong vài ngày gần đây, giá mặt hàng sinh phẩm xét nghiệm bán lẻ đã giảm hơn.

Tin sáng 10-3: TP.HCM biến thể BA.1 và BA.2 song hành; trẻ mắc COVID-19 tăng gấp đôi tuần trước - Ảnh 5.

Hà Nội xét nghiệm sàng lọc ngoài cộng đồng cho người dân - Ảnh: NAM TRẦN

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành 

- Hà Nội tối 9-3 thêm 31.365 ca COVID-19 mới (thấp hơn 8-3 khoảng 1.300 ca), trong đó có 12.942 ca cộng đồng. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (1.498); Hoàng Mai (1.433); Sóc Sơn (1.412); Long Biên (1.406); Hoài Đức (1405); Nam Từ Liêm (1.381).

Tính đến hết ngày 8-3, thành phố có 4.853 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2-3 của thành phố (giảm 343 ca) và 360 ca điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, 8 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 (tính từ ngày 27-4-2021 cho đến nay) là 1.204 người.

Hiện trong các bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện tại Hà Nội có gần 900 ca nặng, nguy kịch, giảm gần 100 ca so với tuần trước (tương ứng giảm 8,5%). Số ca diễn biến mức độ trung bình cũng giảm 8,7% so với trung bình 7 tuần trước (tương ứng gần 3.500 ca), còn 52 bệnh nhân thở máy, 31 ca thở máy không xâm lấn, gần 800 ca thở oxy mask/gọng kính và 16 ca thở HFNC. Ngoài ra có 8 ca đang lọc máu.

- Bắc Ninh, từ 6h ngày 8-3 đến 6h ngày 9-3, ghi nhận 10.201 ca COVID-19, trong đó có 8.506 ca cộng đồng. Từ ngày 4-10-2021 đến nay, Bắc Ninh ghi nhận 203.552 ca COVID-19. Tỉnh có 6 xã, phường, thị trấn ở cấp độ dịch cấp 1; 2 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2; 111 xã, phường, thị trấn cấp độ 3. Các xã Đại Đồng, Lạc Vệ, Hoàn Sơn (huyện Tiên Du); Yên Trung (huyện Yên Phong); Bồng Lai, Việt Hùng (huyện Quế Võ) và thị trấn Hồ (huyện Thuận Thành) ở cấp độ 4.

- Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa vừa ký văn bản quy định tạm thời các F0, F1 đang trong thời gian cách ly được tham gia làm việc để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch trong trạng thái "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Quy định trên áp dụng với các trường hợp F0 (không triệu chứng), F1 là người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước và công ty, doanh nghiệp đang trong thời gian cách ly, điều trị. F0 (không triệu chứng), F1 là cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức, cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn tỉnh được đến cơ quan làm việc để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cơ quan, đơn vị trên tinh thần tự nguyện và phải có sự đồng ý của thủ trưởng hoặc cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị.

- Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tỉnh Vĩnh Long cơ bản kiểm soát dịch COVID-19. Tuy nhiên, những ngày gần đây, số ca mắc mới trong cộng đồng có dấu hiệu tăng cao, đã có 26 xã, phường, thị trấn đang ở cấp độ 2 (nguy cơ trung bình). Trong 14 ngày qua, tỉnh ghi nhận 1.418 ca COVID-19, trung bình 101 ca/ngày, riêng ngày 8-3 ghi nhận hơn 620 ca. 

So với 14 ngày trước đó, số ca mắc tăng 576. Số ca mắc trong cộng đồng và qua sàng lọc tại cơ sở y tế chiếm trên 80%; trong đó số ca là học sinh, giáo viên đang tăng nhanh.

Tin COVID-19 chiều 9-3: Thêm 164.596 ca nhiễm mới, Hà Nội giảm nhẹ, TP.HCM tăngTin COVID-19 chiều 9-3: Thêm 164.596 ca nhiễm mới, Hà Nội giảm nhẹ, TP.HCM tăng

TTO - Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận thêm 164.596 ca nhiễm mới. Số ca nhiễm ở Hà Nội giảm nhẹ với 31.365 ca, trong khi TP.HCM 2.463 ca, tăng 963 ca so với hôm qua. Có thêm 65.872 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Xem thêm: mth.32011638190302202-court-naut-iod-pag-gnat-91-divoc-cam-ert-hnah-gnos-2-ab-av-1-ab-eht-neib-mch-pt-3-01-gnas-nit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tin sáng 10-3: TP.HCM biến thể BA.1 và BA.2 song hành; trẻ mắc COVID-19 tăng gấp đôi tuần trước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools