vĐồng tin tức tài chính 365

Cơ ngơi hoang tàn trên đất vàng Phú Thọ của Thép Sông Hồng

2022-03-10 13:54

Sau hơn 10 năm sống lay lắt, ở thời điểm hiện tại, tài sản lớn nhất của Công ty Thép Sông Hồng có lẽ là Quyền sử dụng hơn 10 ha đất có vị trí đắc địa tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Như Lao Động đã thông tin, TAND tỉnh Phú Thọ vừa có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty cổ phần Thép Sông Hồng (trụ sở tại phố Đoàn Kết, phường Bạch Hạc, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đại diện pháp luật là bà Trần Thị Huệ Chi) theo đơn yêu cầu của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD). 

Nguyên nhân đến từ khoản nợ phải thu 46 tỉ của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) đối với Thép Sông Hồng. Trong báo cáo tài chính của HUD, khoản nợ xấu này đã treo nhiều năm và đã tiến hành trích lập dự phòng đầy đủ. 

Thép Sông Hồng phá sản không phải câu chuyện lạ và đã được dự báo từ trước bởi đã hơn chục năm qua, hoạt động kinh doanh của đơn vị không đạt được như kỳ vọng, thậm chí là nhiều nhân sự dính vòng lao lý. 

Sự việc trên còn cho thấy nhiều vấn đề trong cách sử dụng vốn tại Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng. Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn bị coi là một thất bại trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước...

Dưới đây là toàn cảnh lô đất hơn 10 ha được dùng làm nhà xưởng của Thép Sông Hồng, có vị trí tại phố Đoàn Kết, P. Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ:

 
Theo tìm hiểu của PV, năm 2005, Công ty cổ phần Thép Sông Hồng ra đời, có nhiệm vụ tiếp nhận và thực hiện Dự án Nhà máy cán thép Sông Hồng (Phú Thọ). 
 
Ở thời điểm thành lập, Thép Sông Hồng có vốn điều lệ 80 tỉ đồng với 40% cổ phần do Tổng Công ty HUD nắm giữ. 
 
Sau đó, HUD đã rút vai trò cổ đông chỉ còn là đối tác. Tổng Công ty Sông Hồng trở thành cổ đông lớn nhất tại Thép Sông Hồng với hơn 85% tỉ lệ cổ phần.
 
Sau nhiều năm làm ăn bết bát, đáng chú ý, vào tháng 10.2011, những sai phạm kinh tế ở Thép Sông Hồng bị phát hiện. 
 
Một loạt nhân sự của Thép Sông Hồng bị cơ quan chức năng khởi tố, điều tra. Sự việc càng khiến công ty càng chìm sâu vào khủng hoảng.
 
Câu chuyện buồn của Thép Sông Hồng cũng đến từ việc tái cơ cấu kém hiệu quả. 
 
Năm 2015, xuất hiện trên báo cáo của Tổng Công ty Sông Hồng, Thép Sông Hồng đã tăng vốn điều lệ lên thành 310 tỉ đồng. Khi đó, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Việt Thành (Việt Thành) đã tham gia vào tái cấu trúc Thép Sông Hồng cho ra đời sản phẩm mới là thép Shinkanto. 
 
 Câu chuyện buồn của Thép Sông Hồng cũng đến từ việc tái cơ cấu kém hiệu quả. 
 
 Tới năm 2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ đã liên tiếp phải ra các văn bản thông báo về nợ thuế và chậm nộp tiền phạt của đơn vị này. Cơ quan chức năng xác định những vi phạm này thuộc trường hợp sẽ phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...
 
 Tại thời điểm tháng 3.2022, ghi nhận của PV Lao Động cho thấy toàn bộ nhà máy đã bị bỏ không, hoang tàn. Nhiều thiết bị máy móc đã bị xuống cấp vì lâu không đưa vào sử dụng.
 
 Theo chia sẻ của người dân xung quanh nhà máy, hiện chỉ có bảo vệ thay nhau trông coi cơ sở vật chất tại khi đất này.

Xem thêm: odl.0891201-gnoh-gnos-peht-auc-oht-uhp-gnav-tad-nert-nat-gnaoh-iogn-oc/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cơ ngơi hoang tàn trên đất vàng Phú Thọ của Thép Sông Hồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools