vĐồng tin tức tài chính 365

Giải mã số phận du thuyền của giới tài phiệt Nga sau khi tịch thu: Liệu có thể bán và tiền sẽ về tay ai?

2022-03-10 16:33

Câu hỏi nan giải

Các chính phủ châu Âu tịch thu du thuyền và biệt thự của giới tài phiệt Nga hiện đang đối mặt với một câu hỏi khó hơn: Phải làm gì với chúng?

Các biện pháp trừng phạt do Liên minh châu Âu, Anh, Mỹ và các quốc gia khác áp đặt đối với nhà tài phiệt Nga đã tạo ra một làn sóng đóng băng tài sản trên khắp châu Âu.

Các quan chức đã tạm giữ một du thuyền dài 65m do Alexei Mordashov sở hữu, du thuyền 85m của Igor Sechin ở cảng La Ciotat của Pháp và khu nghỉ dưỡng trị giá 18 triệu USD của Alisher Usmanov ở Sardinia.

Các chuyên gia về lệnh trừng phạt nói rằng việc đóng băng tài sản là một bước đơn giản. Quyết định phải làm gì với chúng và ai sẽ nhận số tiền thu được mới là điều khó khăn. Việc đi tìm câu trả lời có thể gây ra những cuộc tranh đấu kéo dài nhiều năm tại tòa án.

Luật pháp mỗi quốc gia một khác. Và đợt trừng phạt mới nhất đang tạo ra những câu hỏi pháp lý mới chưa có lời giải.

Benjamin Maltby, một chuyên gia về luật du thuyền và tài sản xa xỉ, cho biết: "Những tình huống mà chúng ta đang thấy lúc này thực sự chưa bao giờ xảy ra trước đây".

Các chuyên gia pháp lý nói rằng nhìn chung, bản thân các lệnh trừng phạt không cho phép các quốc gia có quyền sở hữu du thuyền, máy bay và nhà cửa của các nhà tài phiệt.

Theo luật pháp của Mỹ và hầu hết các quốc gia châu Âu, tài sản bị phong tỏa vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà tài phiệt, nhưng chúng không thể chuyển nhượng hoặc bán.

Ví dụ, tỷ phú Sechin và Mordsahov sẽ tiếp tục sở hữu du thuyền của họ, nhưng chính quyền sẽ giữ các con thuyền tại bến tàu và ngăn chúng di chuyển đến nơi khác.

Giải mã số phận du thuyền của giới tài phiệt Nga sau khi tịch thu: Liệu có thể bán và tiền sẽ về tay ai? - Ảnh 1.

Siêu du thuyền có tên "Dilbar" thuộc về ông trùm kinh doanh người Nga gốc Uzbekistan Alisher Usmanov.

Quá trình gian nan

Để thực sự chiếm giữ và sở hữu du thuyền hoặc biệt thự của một nhà tài phiệt, các công tố viên chính phủ phải chứng minh tài sản đó là một phần của hành vi phạm tội. Theo luật tịch thu dân sự của Mỹ, một tài sản "được sử dụng để phạm tội" hoặc "đại diện cho số tiền thu được từ hoạt động bất hợp pháp" chỉ có thể bị tịch thu khi có lệnh.

Luật sư Stefan Cassella cho biết rằng chính phủ phải chứng minh cả tội ác và mối liên hệ với tài sản đó. Các chuyên gia pháp lý đánh giá rằng việc chứng minh tội danh cụ thể và mối liên kết trực tiếp với tài sản là điều khó khăn

Việc chứng minh các tài sản bị tịch thu có liên quan đến hành vi phạm tội có thể mất nhiều năm. Trong khi đó, giới tài phiệt cũng là bậc thầy trong việc bảo vệ tài sản. Họ thường sử dụng các công ty ma, quỹ tín thác, khu vực pháp lý nước ngoài, cùng mạng lưới thành viên gia đình và cộng sự để che giấu quyền sở hữu thực sự.

Các siêu du thuyền hầu như luôn thuộc sở hữu của các pháp nhân riêng biệt chứ không phải cá nhân. Chúng thường được đăng ký ở các quốc gia như Quần đảo Cayman, Quần đảo Virgin thuộc Anh hoặc Panama, những quốc gia tuân thủ giữ kín lai lịch chủ sở hữu.

Khi chứng minh được hành vi phạm tội, mối liên hệ của tài sản với tội phạm và danh tính của chủ sở hữu, chính phủ có thể có quyền sở hữu tài sản. Nếu họ quyết định bán tài sản, số tiền thu được thường được chuyển cho cơ quan thực thi pháp luật.

Giải mã số phận du thuyền của giới tài phiệt Nga sau khi tịch thu: Liệu có thể bán và tiền sẽ về tay ai? - Ảnh 2.

Chiếc du thuyền Amore Vero thuộc sở hữu của một công ty có liên quan tới Igor Sechin, giám đốc điều hành của tập đoàn năng lượng khổng lồ Rosneft của Nga.

Những vấn đề hóc búa khác

Một dự luật lưỡng đảng được đưa ra tại Quốc hội, được gọi là "Đạo luật Du thuyền vì Ukraine" sẽ cho phép chính quyền tịch thu bất kỳ tài sản nào có giá trị trên 5 triệu USD của giới tinh hoa Nga ở Mỹ. Đạo luật này cũng sẽ cho phép chính phủ bán tài sản và gửi tiền mặt để viện trợ Ukraine.

Tại Vương quốc Anh, các thành viên Quốc hội đang đưa ra ý tưởng về một con đường điều tra nhanh chóng để đóng băng tài sản của các nhà tài phiệt chưa bị trừng phạt nhưng đang trong diện "xem xét".

Trong khi đó, những du thuyền và biệt thự bị tịch thu vẫn còn trong tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý, với những tranh cãi về việc ai sẽ trả tiền để duy trì chúng. Du thuyền luôn cần được bảo dưỡng vì chúng có thể xuống cấp và giảm giá trị nhanh chóng nếu không được vệ sinh và sửa chữa thường xuyên.

Về lý thuyết, các nhà tài phiệt là người chịu trách nhiệm trả tiền cho thủy thủ đoàn, nhân viên, chi phí bảo trì và phí neo đậu. Tuy nhiên, họ có thể từ chối thanh toán. Các nhà chức trách tịch thu tài sản sẽ không thể thu tiền từ các nhà tài phiệt vì họ không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào với các cá nhân bị trừng phạt.

Một vấn đề khác cũng được đặt ra là tương lai của thủy thủ và nhân viên trên du thuyền. Maltby cho biết ông hy vọng thủy thủ đoàn của các du thuyền Nga bị tịch thu sẽ được rời đi hoặc trở về nước của họ.

Theo CNBC

http://tintuc.vdong.vn/03/1265037.htm

Xem thêm: nhc.74354605101302202-ia-yat-ev-es-neit-av-nab-eht-oc-ueil-uht-hcit-ihk-uas-agn-teihp-iat-ioig-auc-neyuht-ud-nahp-os-am-iaig/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giải mã số phận du thuyền của giới tài phiệt Nga sau khi tịch thu: Liệu có thể bán và tiền sẽ về tay ai?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools