vĐồng tin tức tài chính 365

'Kỷ băng hà' của các hãng bán lẻ phương Tây ở Nga

2022-03-10 17:40

Ngày 7/3, Giám đốc tài chính của Stanley Black & Decker Don Allan vẫn còn nói với các nhà đầu tư rằng công ty đang tìm hiểu xem liệu có nên tiếp tục hoạt động ở Nga hay không. Các lệnh trừng phạt mới của phương Tây ngày càng ảnh hưởng đến đất nước này.

"Chúng tôi đang theo dõi rất kỹ", Don Allan nói. Tại Nga, họ có khoảng 100 nhân viên với doanh thu hàng năm 150 triệu USD. Công ty vẫn còn 30-40 triệu USD hàng tồn kho ở đó. Nhưng chưa đầy 24 giờ sau, họ quyết định đóng cửa.

Ngày càng nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ Mỹ, Âu phải điều chỉnh hoạt động ở Nga do cuộc xung đột tại Ukraine. Việc đóng cửa và ngừng kinh doanh đang ảnh hưởng đến hàng trăm cửa hàng và hàng nghìn nhân viên Nga.

Tuần trước, Apple, H&M, Nike, Ikea, LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, Hermès và Chanel cho biết sẽ tạm đóng cửa hàng tại Nga. Tuần này, Levi Strauss & Company và Adidas cũng ngừng bán hàng tại nước này. Hôm 8/3, McDonald’s và Starbucks thông báo tạm thời đóng hàng trăm cửa hàng ở Nga.

Một cửa hàng H&M đã đóng cửa ở Omsk, Nga vào ngày 3/3. Ảnh: Reuters

Một cửa hàng của H&M đã đóng cửa ở Omsk, Nga ngày 3/3. Ảnh: Reuters

Tahlia Townsend - phụ trách mảng tuân thủ quy định quốc tế của hãng luật Wiggin & Dana (Mỹ) cho biết các nhà bán lẻ lo tổn hại danh tiếng khi tiếp tục hoạt động ở Nga. Nguyên nhân thực tế nữa là dòng tiền dịch chuyển khó khăn do các lệnh trừng phạt và đồng ruble mất giá nhanh.

"Các biện pháp trừng phạt với ngân hàng khiến họ khó chuyển tiền vào Nga để trả lương cho nhân viên hoặc trả tiền điện nước, mặt bằng, thanh toán cho nhà cung cấp. Việc rút tiền khỏi Nga cũng không hề đơn giản. Các hãng khó chuyển doanh thu đó về Mỹ hoặc bất kỳ nơi nào khác mà họ đặt trụ sở", bà nói.

Hầu hết nhà bán lẻ lớn cho biết sẽ tiếp tục trả lương cho nhân viên ở Nga. Một số ít, như Levi’s, quy định rằng sẽ trả lương bằng nội tệ. Hiện chưa rõ những kế hoạch đó có thể bị ảnh hưởng thế nào nếu cuộc khủng hoảng kéo dài trong nhiều tháng và các công ty cạn kiệt quỹ tiền ở Nga.

Không chỉ ngừng bán hàng và xuất nhập khẩu, các công ty như Ikea, với 15.000 nhân viên ở Nga và Belarus, đã dừng sản xuất đồ nội thất bằng gỗ. TJX, sở hữu T.J. Maxx và Marshalls, cho biết sẽ thoái 25% cổ phần trong Familia (hãng bán lẻ giá rẻ với hơn 400 cửa hàng ở Nga) mà họ mua với giá 225 triệu USD năm 2019. Giá trị sổ sách của cổ phần này chỉ còn 186 triệu USD hôm 29/1 vì ruble mất giá. Adidas cũng đình chỉ quan hệ đối tác với Liên đoàn bóng đá Nga.

Theo Giáo sư Anna Nagurney tại Trường Quản lý Isenberg thuộc Đại học Massachusetts, việc các doanh nghiệp phương Tây đóng cửa và người Nga không có khả năng mua những mặt hàng như quần jean do Mỹ sản xuất hay đồ nội thất Thụy Điển có thể là một hồi chuông cảnh báo.

"Đây là một cách để nói với mọi người rằng có điều gì đó rất không ổn. Bạn bắt đầu tự hỏi chuyện gì đang xảy ra? Hãy tưởng tượng việc bạn đi đến cửa hàng này hay cửa hàng khác và không thể mua sắm", bà Anna nói.

Tuy nhiên, các học giả khác cho rằng việc các nhà bán lẻ Mỹ và châu Âu ngừng hoạt động có thể càng nhấn mạnh quan điểm ông Putin đang chia sẻ. "Nó đang gửi thông điệp rằng phương Tây thật tồi tệ", Tymofiy Mylovanov, Chủ tịch Trường Kinh tế Kiev, bình luận.

Tuần trước, thương hiệu xa xỉ Bulgari cho biết doanh số bán hàng tại các cửa hàng ở Nga đang tăng lên, do giới giàu coi trang sức của hãng này là nơi cất trữ tài sản. Nhưng đến cuối tuần, Bulgari cũng đã quyết định đóng cửa. Thương hiệu này thuộc sở hữu của LVMH, ước tính có hơn 120 cửa hàng ở Nga. Prada và Kering cũng cho biết sẽ tạm thời đóng cửa các cửa hàng tại Nga.

Townsend cho rằng các thương hiệu xa xỉ có thể lo lắng vì ngày càng có nhiều người giàu nhất nước này phải chịu các lệnh trừng phạt. "Bạn không thể lấy hộ chiếu của khách hàng và xem liệu họ có nằm trong danh sách bị trừng phạt hay không. Nếu làm như vậy, họ có thể mất khách", bà nói.

Tuy nhiên, không phải tất cả công ty đều rời Nga. Uniqlo, thuộc sở hữu của Fast Retailing, vẫn có kế hoạch mở cửa hàng ở Nga. Nhà sáng lập Tadashi Yanai, nói với một tờ báo Nhật Bản rằng quần áo là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. "Người dân Nga có quyền sống như chúng ta", ông cho biết.

Các chuyên gia dự đoán khoảng trống mà các doanh nghiệp bán lẻ phương Tây để lại sẽ được lấp đầy bởi Trung Quốc - nơi có khả năng phục vụ tầng lớp trung lưu của Nga và hưởng lợi trong ngắn hạn. "Trung Quốc hoàn toàn có khả năng bắt chước các thương hiệu, ngay cả trong lĩnh vực công nghệ. Họ là một nền kinh tế đang phát triển vượt bậc", Chủ tịch Trường Kinh tế Kiev Tymofiy Mylovanov, nhận định.

Mọi người có thể "khó chịu" khi không mua được các thương hiệu của Mỹ và châu Âu. Nhưng họ sẽ sớm hài lòng với những gì mình có và hy vọng rằng có thể đi du lịch để mua những hàng hóa đó trong tương lai, ông nói.

Đối với hầu hết các nhà bán lẻ Mỹ và châu Âu, hoạt động kinh doanh ở Nga không quá lớn, nên thua lỗ sẽ không nhiều. Ví dụ, Levi’s cho biết chỉ 4% doanh thu ròng của họ đến từ Đông Âu và một nửa trong số đó là đến từ Nga.

Stanley Black & Decker cho biết doanh thu và hàng tồn kho của họ ở Nga cho thấy xung đột không phải là "rủi ro lớn" đối với công ty. Chủ tịch Axel Keller, của Dries Van Noten cho biết Nga và Belarus chỉ đóng góp 6% doanh thu.

Townsend thì khẳng định các công ty cũng muốn sớm quay lại kinh doanh. Tuy nhiên, đối với nhiều doanh nghiệp, thị trường ngoài Nga quan trọng hơn nên họ muốn đưa ra quyết định an toàn.

Phiên An (theo NYT)

Xem thêm: lmth.1496344-agn-o-yat-gnouhp-el-nab-gnah-cac-auc-ah-gnab-yk/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Kỷ băng hà' của các hãng bán lẻ phương Tây ở Nga”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools