vĐồng tin tức tài chính 365

Nhận định chứng khoán tuần từ 14 - 18/3: Thị trường có thể tiếp tục đi xuống

2022-03-12 16:44

Do đó, trong tuần tới nhiều công ty chứng khoán đã đưa ra lời khuyên đầu tư dựa trên nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tiếp tục đi xuống.

Dòng tiền lớn vẫn đứng ngoài

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho biết, trong bối cảnh nhiều chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới bắt đầu cho thấy những tín hiệu hồi phục đầu tiên thì tâm lý giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện vẫn chưa có sự cải thiện nào đáng kể.

Thanh khoản từng phiên và cả tuần đều sụt giảm cho thấy dòng tiền vẫn đang lựa chọn đứng ngoài quan sát. Nhìn chung, sự phân hóa trên thị trường vẫn đang diễn ra, với việc nhóm cổ phiếu hưởng lợi từ sự leo thang của giá cả các loại hàng hóa trên thị trường quốc tế tiếp tục đi ngược lại diễn biến của chỉ số chung, cũng như nhóm vốn hóa lớn.

VCBS khuyến nghị nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh giảm để giải ngân với tỷ trọng nhỏ, nhằm tích lũy dần những mã cổ phiếu mục tiêu đang được giao dịch ở các vùng giá chiết khấu cho danh mục trung và dài hạn, trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời cũng cần chú trọng quản trị rủi ro một cách chặt chẽ và tránh lạm dụng đòn bẩy trong những thời điểm thị trường xuất hiện biến động mạnh.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), phiên cuối tuần, chỉ số VN-Index đã xuyên thủng mốc hỗ trợ 1.470 điểm đi kèm với khối lượng giao dịch tăng lên cho thấy tín hiệu khá tiêu cực. Với diễn biến trên, chỉ số VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ đầu tiên tại 1.445 - 1.450 điểm và vùng hỗ trợ mạnh tiếp theo tại 1.425 - 1.400 điểm.

Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng nhận định, vùng hỗ trợ trước mắt của thị trường sẽ là trong khoảng 1.425 - 1.450 điểm, có thể sẽ được kiểm tra lại trong thời gian tới nếu như tâm lý trên thị trường không có sự cải thiện.

Tuy nhiên, SHS vẫn lạc quan về triển vọng của thị trường trong dài hạn, khi mà nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn đang có được sự ổn định nếu so với các quốc gia khác trên thế giới và lạm phát có thể tăng cao trong quý I do giá xăng dầu tăng, nhưng nếu tính chung trong cả năm thì vẫn có khả năng đạt được mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra trước đó.

SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo 14-18/3, VN-Index có thể sẽ điều chỉnh về vùng hỗ trợ tiếp theo 1.425- 1.450 điểm nếu như không sớm lấy lại được ngưỡng 1.470 điểm.

"Các nhà đầu tư vẫn có thể nắm giữ danh mục đã mua trước đó và cân nhắc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ 1.425 - 1.450 điểm", SHS khuyến nghị.

Thực tế, sau 4 tuần liên tiếp giao dịch giằng co và rung lắc với biên độ trong khoảng 1.470- 1.520 điểm, VN-Index đã đánh mất ngưỡng 1.470 điểm sau tuần qua.

SHS cho biết, căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine có dấu hiệu hạ nhiệt trong tuần qua. Điều này khiến cho giá dầu và giá vàng trong các phiên cuối tuần có sự điều chỉnh rõ nét. Tuy nhiên, ở trong nước, giá xăng tiếp tục lập đỉnh mới làm tăng lên mối lo về lạm phát và tâm lý nhà đầu tư vẫn có sự lo ngại về những diễn biến khó lường có thể diễn ra trong hai ngày nghỉ cuối tuần. Vì vậy, áp lực bán đã gia tăng trong phiên cuối tuần khiến thị trường điều chỉnh trong tuần qua.

Kết thúc tuần giao dịch từ 7-11/3. VN-Index ở mức 1.466,54 điểm, tương ứng giảm 38,79 điểm so với tuần trước đó. HNX-Index cũng giảm 8,39 điểm xuống 442,2 điểm. Trong khi đó, UPCOM-Index tăng 2,08 điểm lên 115,37 điểm.

Thanh khoản khớp lệnh tăng nhẹ so với tuần trước đó và xấp xỉ mức trung bình của 20 tuần gần nhất cho thấy áp lực bán ra trong tuần qua là tương đối mạnh.

Đáng chú ý, khối ngoại tuần qua bán ròng đột biến. Cụ thể, khối lượng bán ròng tới 5.269 tỷ đồng. Riêng sàn HOSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp, với giá trị gấp 6,8 lần tuần trước và ở mức 5.341 tỷ đồng. Đây là tuần bán ròng mạnh nhất của khối ngoại trên sàn HOSE kể từ thời điểm giữa tháng 8/2021.

Về diễn biến nhóm cổ phiếu, nhóm hàng tiêu dùng giảm mạnh nhất tuần qua, với 3,9% giá trị vốn hóa. Các mã cổ phiếu trụ cột là MSN giảm 11,7%, SAB giảm 3,8%, BHN giảm 2,7%...

Tiếp theo là nhóm tiện ích cộng đồng với mức giảm 3,2% giá trị vốn hóa, do chịu ảnh hưởng từ GAS giảm 4,3%, POW giảm 6,6%... khi các nhà đầu tư chốt lời nhóm này.

Cổ phiếu nhóm ngành tài chính điều chỉnh 3,1% giá trị vốn hóa, chủ yếu do mức giảm của các cổ phiếu bất động sản, với đại diện giảm mạnh là VHM giảm 3,7%.

Nhóm dầu khí mất 2,3% vốn hóa do chịu ảnh hưởng từ giá dầu thế giới điều chỉnh. Cụ thể, BSR giảm 0,7%, PLX giảm 5,1%...

Cùng chung mức giảm với nhóm dầu khí là nhóm cổ phiếu trụ ngân hàng, đã tạo ra áp lực điều chỉnh mạnh lên toàn thị trường. Các mã VCB giảm 1,3%, SHB giảm 1,4%, CTG giảm 1,5%, TCB giảm 2,1%, BID giảm 3,3% , VPB giảm 4,5%, ACB giảm 4,7%...

Các nhóm ngành còn lại đều giảm như: dược phẩm và y tế giảm 1,7% giá trị vốn hóa, nguyên vật liệu giảm 1,3%, công nghiệp giảm 1,2%, dịch vụ tiêu dùng giảm 0,7%, công nghệ thông tin cũng giảm 0,7%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh cũng nằm trong xu hướng chung của các thị trường chứng khoán trên thế giới, khi chịu tác động chính bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Chứng khoán thế giới đi xuống

Thị trường chứng khoán Mỹ trải qua 4 phiên trên 5 phiên đỏ sàn trong tuần qua, tiếp tục chịu tác động chính bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine. Điều này khiến Phố Wall tiếp tục ghi nhận một tuần đi xuống.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ngày 11/3, chỉ số Dow Jones giảm 229,88 điểm xuống còn 32.944,19 điểm, dẫn dắt bởi đà giảm sâu của giá cổ phiếu Nike và Apple. Chỉ số S&P 500 hạ 1,3% xuống 4.204,31 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng lùi 2,2% xuống 12.843,81 điểm.

Tính chung cả tuần qua, Dow Jones mất 2%, đánh dấu tuần đi xuống thứ 5 liên tiếp. S&P giảm 2,9% và Nasdaq lùi 3,5%, qua đó cả hai chỉ số này đều ghi nhận tuần giảm điểm thứ hai liên tiếp.

Đà sụt giảm trên thị trường chứng khoán diễn ra trong bối cảnh năng lượng tiếp tục tăng giá. Giá dầu WTI tại Mỹ tăng 2,9% lên khoảng 109 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc tiến 2,9% lên khoảng 112 USD/thùng. Dù vậy, giá các mặt hàng này đã rời khỏi các mức cao xác lập vào đầu tuần.

Tại châu Á, các thị trường chứng khoán hầu hết đều giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 11/3, khi các nhà giao dịch tiếp tục đẩy mạnh bán tháo cổ phiếu do cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong khi đó, dữ liệu cho thấy lạm phát của Mỹ ở mức cao nhất trong 40 năm càng tạo thêm áp lực cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc nâng lãi suất.

Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2,05% xuống 25.162,78 điểm. Sự sụt giảm được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu liên quan tới các thiết bị vận tải, dụng cụ chính xác và thiết bị điện.

Tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng hạ 0,71% xuống 2.661,28 điểm, chủ yếu do dữ liệu lạm phát kỷ lục của Mỹ, dấy lên lo ngại về việc thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn từ Fed và khả năng lạm phát kèm suy thoái kinh tế (stagflation) trên toàn cầu.

Các thị trường chứng khoán Sydney của Australia, Manila của Philippines, Jakarta của Indonesia, Bangkok của Thái Lan và Kuala Lumpur của Malaysia cùng đều chốt phiên trong sắc đỏ.

Tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong lại biến động ngược chiều nhau. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong hạ 1,61% xuống 20.553,79 điểm, theo chân đà bán tháo trên toàn thị trường châu Á. Tuy nhiên, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải lại tăng nhẹ 0,41% lên 3.309,75 điểm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.8100925121302202-gnoux-id-cut-peit-eht-oc-gnourt-iht-3-81-41-ut-naut-naohk-gnuhc-hnid-nahn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhận định chứng khoán tuần từ 14 - 18/3: Thị trường có thể tiếp tục đi xuống”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools