Tờ Jyllands-Posten ra tại Đan Mạch có bài viết về một nhà hàng khá lớn có tên "Bánh mì". Bài báo kể lại rằng nhà hàng này do 4 người Đan Mạch sau khi đi du lịch Việt Nam, thấy món bánh mì kẹp thịt ở Việt Nam ngon quá nên hỏi cách làm và khi về Đan Mạch đã mở nhà hàng, với điểm nhấn là bánh mì Việt Nam.
Tờ báo mô tả "bánh mì màu trắng, bên trong có nhân thịt, rau sống, ớt tươi và rau mùi". Tất cả báo chí châu Âu đều dùng nguyên từ tiếng Việt "bánh mì", không dịch, để chỉ bánh mì kẹp thịt chế biến theo kiểu Việt Nam.
Nhiều báo cũng có những bài Tây hướng dẫn Tây cách làm bánh mì Sài Gòn. Báo Pháp Vie pratique lưu ý nhất thiết phải có rau mùi, rau ngò mới ra đúng vị bánh mì Việt Nam. Trong khi đó, tờ Folkbladet Vasterbotten của Thụy Điển nhấn mạnh muốn thành công phải có tương ớt.
Tờ Thời báo Thụy Sĩ khẳng định trong đầu đề một bài báo rằng: "Bánh mì là Đại sứ của ẩm thực đường phố Việt Nam". (Ảnh: Mark Wiens)
Một tờ báo Áo dành 2 trang, không chỉ hướng dẫn cách làm, mà còn viết thêm rằng: "Bánh mì vốn không phải là lương thực truyền thống của người Việt Nam, nhưng người Việt Nam phối hợp được bánh mì kiểu Pháp với nguyên liệu hương vị Việt Nam, tạo ra một trong những món ăn kết hợp Đông Tây ngon nhất trong lịch sử".
Bánh mì kẹp có vô số cách làm, người Pháp kẹp pate và thịt nguội; người Mỹ cho xúc xích vào trong thành hotdog, hay kẹp thịt băm viên thành hamburger.
Đối với người châu Âu, bánh mì Sài Gòn độc đáo ở chỗ ngoài thịt và pate, có nhiều rau tươi, dưa chuột, đồ chua, tương ớt và nhất là rau mùi.
Tờ Thời báo Thụy Sĩ khẳng định trong đầu đề một bài báo rằng: "Bánh mì là Đại sứ của ẩm thực đường phố Việt Nam". Trong bài báo này có một câu: "Ăn một lần rồi cứ quay lại mua nữa, rồi lại mua nữa, bởi vì một lý do: quá ngon".
VTV.vn - Ngay trong tháng đầu năm Nhâm Dần, lô xoài Cát Chu đầu tiên của Việt Nam theo đường chính ngạch đã đến với người tiêu dùng châu Âu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.13685419031302202-ua-iort-cuhp-hnihc-teiv-im-hnab/et-hnik/nv.vtv