Sari Wilde là phó chủ tịch điều hành tại Gartner, một công ty nghiên cứu và tư vấn, với chuyên môn sâu về hiệu quả lãnh đạo, học hỏi và phát triển, kinh nghiệm của nhân viên. Cô cũng là đồng tác giả của cuốn "Người quản lý kết nối: Tại sao một số nhà lãnh đạo tạo dựng được tài năng đặc biệt".
Dưới đây là nhận định của Sari về 4 kiểu lãnh đạo thành công mà người lao động muốn làm việc cùng.
Với tư cách là phó chủ tịch điều hành của Gartner, một công ty tư vấn toàn cầu, tôi theo dõi các nghiên cứu và các sản phẩm phục vụ việc học tập. Để hiểu rõ hơn những gì các nhà quản lý giỏi nhất thực hiện trong quá trình phát triển nhân sự ở môi trường làm việc bận rộn ngày nay, chúng tôi đã khảo sát 5.000 nhà quản lý từ khắp nơi trên thế giới trong các vị trí chuyên môn khác nhau.
Dữ liệu thu thập được cho thấy 4 kiểu người quản lý chính:
1. Các nhà quản lý kiểu giáo viên: phát triển nhân viên của họ dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm của chính họ. Câu thần chú của họ là: "Tôi đã làm theo cách này và vì vậy bạn cũng nên như vậy". Họ thường thăng tiến trong tổ chức không nhất thiết vì họ là những nhà quản lý vĩ đại nhất, mà vì kiến thức về công việc của họ.
2. Các nhà quản lý giám sát: liên tục theo dõi và kiểm tra nhân viên sự. Họ có ý định tốt và muốn trở thành người cung cấp phản hồi và liên tục đào tạo lĩnh vực kỹ năng.
3. Các nhà quản lý kiểu cổ vũ: có cách tiếp cận thực tế hơn, đưa ra phản hồi tích cực và đặt nhân viên chịu trách nhiệm về sự phát triển của chính họ. Họ dễ gần và có sự hỗ trợ, nhưng không chủ động như các kiểu quản lý khác khi nói đến việc phát triển kỹ năng của nhân viên.
4. Các nhà quản lý kiểu kết nối: thường đưa ra các phản hồi trong lĩnh vực chuyên môn của họ, đồng thời kết nối nhân viên với những người khác trong nhóm hoặc trong tổ chức, những người phù hợp hơn trong việc giải quyết các nhu cầu cụ thể.
Quản lý kiểu kết nối là kiểu người quản lý tốt nhất
Không phải tất cả các kiểu "boss" đều được chứng minh là có hiệu quả. Ví dụ, các nhà quản lý giáo viên thích làm mọi việc theo cách của họ và do dự khi thử nghiệm các ý tưởng và chiến lược mới. Điều này có thể là một vấn đề trong một thế giới nơi mà sự đổi mới và sáng tạo đang bùng nổ như vũ bão.
Kiểu nhà quản lý ưa cổ vũ rất tốt để giúp tăng động lực cho các nhân viên. Tuy nhiên, cách tiếp cận "vừa học vừa làm" của họ có thể gây căng thẳng, giảm tâm lý an toàn và làm tăng tình trạng kiệt sức ở nhân viên.
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng kiểu nhà quản lý giảm sát cũng không phải là cách hiệu quả nhất. Bởi vì họ thường cho rằng họ biết điều gì là tốt nhất, mặc dù trong nhiều trường hợp, họ thật sự không biết. Kết quả là, họ có thể hướng nhân viên đi sai đường.
Những người kết nối, chiếm khoảng 25% trong số các nhà quản lý mà chúng tôi khảo sát, hóa ra lại là những người giỏi nhất trong việc hỗ trợ sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên, bao gồm cả hiệu quả và sự chuẩn bị kỹ năng.
Sức mạnh lớn nhất của họ là đã tạo ra ba kết nối quan trọng cho nhân viên:
Kết nối giữa người quản lý và nhân viên: Người kết nối đặt những câu hỏi phù hợp và nỗ lực để thực sự hiểu nhân viên ở mức độ sâu hơn - chẳng hạn như động cơ, sở thích, mục tiêu và lĩnh vực phát triển của nhân viên.
Kết nối đội nhóm: Người kết nối biết rằng họ không phải là người đào tạo nhân sự duy nhất. Vì vậy, họ cố gắng tạo ra một môi trường làm việc đội nhóm hòa nhập hơn. Mọi người cảm thấy được tôn trọng và thoải mái chia sẻ các kỹ năng cá nhân với nhau.
Kết nối tổ chức: Các đội nhóm có hiệu suất cao nhất dành khoảng một nửa thời gian của họ để giao tiếp bên ngoài buổi làm việc. Kết nối giúp nhân viên tìm ra những nhà lãnh đạo khác trong tổ chức.
Bí quyết để thành công khi bạn làm việc với một trong ba nhóm nhà quản lý còn lại
Nếu bạn là một trong số ít may mắn có người quản lý kết nối, bạn có thể sẽ gắn bó và thành công hơn trong sự nghiệp của mình.
Nhưng bạn nên làm gì nếu người quản lý của bạn thuộc một trong ba loại còn lại? Dưới đây là một số mẹo:
Làm rõ phản hồi để hiểu điều gì thực sự quan trọng. Nếu bạn cảm thấy mình nhận được quá nhiều phản hồi, điều này thường xảy ra với người quản lý giám sát, hãy chuyển yêu cầu của họ thành danh sách việc cần làm được ưu tiên. Sau đó, xác nhận danh sách công việc đó với người quản lý của bạn để đảm bảo bạn đang tập trung sức lực của mình đúng vị trí.
Chia sẻ khát vọng nghề nghiệp của bạn. Trao đổi trực tiếp với người quản lý của bạn về những lĩnh vực và kỹ năng bạn muốn phát triển. Nếu có một cơ hội mà bạn muốn theo đuổi, đừng ngại xung phong.
Xây dựng kết nối của riêng bạn. Xác định chuyên môn của người quản lý của bạn nằm ở đâu và họ có điểm mù ở đâu, vì vậy bạn có thể tìm kiếm phản hồi phù hợp với thế mạnh của họ. Sau đó, tận dụng mạng lưới của chính bạn để tìm kiếm các quan điểm và hướng dẫn thay thế.
Tìm kiếm các dự án với kiểu nhà quản lý kết nối. Cách tốt nhất để phát triển trong sự nghiệp của bạn là tích lũy các dự án và các vai trò đa dạng. Tìm cơ hội làm việc với kiểu quản lý kết nối, ngay cả khi họ không phải là người quản lý trực tiếp của bạn.
(Theo CNBC)
http://tintuc.vdong.vn/03/1270058.htmAn Nhiên
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị