Phó giám đốc Sở Công thương Nguyễn Nguyên Phương - Ảnh: T.N
Thông tin tại họp báo chiều 14-3, ông Nguyễn Nguyên Phương - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM - cho biết thời gian qua, khi chi phí sản xuất, vận chuyển gia tăng gây áp lực gia tăng giá cả hàng hóa.
Tuy nhiên, qua theo dõi, giá cả hàng hóa tại các hệ thống phân phối hiện đại vẫn tương đối ổn định, hàng giá giữa các hệ thống có sự thống nhất. Một số doanh nghiệp có nhận được đề xuất tăng giá nhưng hiện nay vẫn chưa có nhiều sự điều chỉnh.
Tại các chợ truyền thống, những ngày qua một số mặt hàng có sự tăng giá, nhất là rau củ.
Ông Phương cũng cho biết hiện nay, TP có chương trình bình ổn thị trường với những mặt hàng thiết yếu. Các doanh nghiệp cũng đã cam kết bình ổn giá trước và sau Tết 1 tháng nên vẫn giữ mức giá bình ổn. Do đó, ông cho biết yên tâm đến tháng 3-2022, các thực phẩm thiết yếu vẫn ổn định giá cả.
Tuy nhiên, dự kiến đến tháng 3, các doanh nghiệp có thể đề xuất việc điều chỉnh giá cả trên cơ sở chứng minh được chi phí đầu vào tăng. Bên cạnh đó, Sở Công thương sẽ dự kiến tình hình, có khả năng phải điều chỉnh giá cả. Đồng thời, tham mưu với UBND TP giải pháp để tính toán hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp nhằm ổn định hơn chi phí đầu vào.
Về việc cung ứng xăng dầu, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết ngay từ đầu năm, TP đã có dự báo về tăng giá xăng dầu nhưng việc tăng giá xăng dầu hiện nay lại vượt xa dự báo, ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng.
Ngoài ra, thời gian qua Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cũng bị gián đoạn hoạt động nhưng đến nay hoạt động của nhà máy này đã đạt công suất 80%, dự kiến đầu tháng 4 sẽ hoạt động bình thường.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương đã có kế hoạch nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung xăng dầu, nhập với lượng hàng khoảng 2,4 triệu tấn. Do đó, sẽ cơ bản đảm bảo nguồn cung theo nhu cầu trong nước.
Trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu gần nhất, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể đã chi từ 750 - 1.000 đồng/lít xăng, 3.000 đồng/lít dầu hỏa... Nhờ việc này, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, giá trong nước có tăng nhưng tăng thấp hơn so với các nước.
TTO - Nhiều doanh nghiệp thừa nhận đang chịu sức ép tăng giá rất lớn. Cùng với giá xăng dầu và gas tăng, chi phí sản xuất đầu vào của tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ đều bị ảnh hưởng.
Xem thêm: mth.67500357141302202-2202-3-gnaht-ned-no-hnib-coud-es-aoh-gnah-mchpt/nv.ertiout