vĐồng tin tức tài chính 365

Nghề trang điểm cho món ăn

2022-03-15 10:01
Nghề trang điểm cho món ăn - Ảnh 1.

Bùi Lý Tiến Nguyên và không gian sáng tạo riêng của một food stylist - Ảnh: Q.NG.

Đó là công việc của một food stylist, tạm gọi nghề "trang điểm" đồ ăn vốn còn khá ít người làm tại nước ta. Và anh chàng 9X Bùi Lý Tiến Nguyên là một trong số ít cái tên nghệ sĩ sáng tạo giấu mặt được người trong nghề biết đến. Anh bắt đầu bằng con số 0, đến nay đã có hơn chục năm làm nghề.

Tiến Nguyên chia sẻ:

- Nhiều người từng nghĩ công việc này chỉ là mua món ăn về, bày biện, sắp xếp rồi chụp ảnh, chỉnh sửa cho đẹp đăng lên là xong. Nếu đơn giản vậy chắc ai cũng làm nghề được trong khi thực tế những người làm công việc này ở nước ta đâu chừng ngoài con số 20.

Cũng là cây rau đó, cũng với chén cơm đó, trình bày thế nào để món ăn không chỉ gợi cảm giác thèm ăn mà còn nhắc người ta về ký ức, khơi gợi cảm xúc sâu xa hơn. Vấn đề nằm chỗ đó, và cái khác biệt của người làm nghề cũng quyết định bởi từng tiểu tiết như thế với công việc này.

Tay ngang chuyển nghề

* Được nghe là anh từng học trường chuyên, thi đại học khối kỹ thuật cơ mà?

- Mình dừng đại học ở năm thứ tư vì thấy quá bế tắc với việc học và nghĩ đến chuyện làm việc sau ngày ra trường. Mà thực ra mình đã hoang mang ngay khi hoàn thành năm đầu rồi kìa. Khi đi thực tập ở công ty, cảm giác cũng không khá hơn vì cứ ngồi với chiếc máy tính, đến giờ nghỉ ăn cơm, hết giờ thì về.

Mình là người vốn hướng đến sự an toàn, sợ rủi ro và thường hay mường tượng các tình huống rủi ro có thể gặp phải. Có lẽ vì vậy nên mình đã không dũng cảm cho lắm mà phải đến năm thứ tư, còn một học kỳ nữa tốt nghiệp mới quyết định không học tiếp nữa! Nhưng đó là lúc mình muốn và nhất định phải thay đổi cuộc đời mình.

* Cơ duyên nào dẫn anh đến với công việc của một food stylist vốn chưa nhiều người biết và làm?

- Mình không phải là người thích nấu ăn, vậy mà từng có lúc nghĩ sẽ trở thành đầu bếp đấy! Chỉ là mình rất mê xem phim ảnh, các chương trình quảng cáo, tivi liên quan đến nấu ăn từ bé. Hồi đó nhà nấu món gì lên, mình hay xung phong bày biện rồi ngắm thành quả mình vừa bày ra. Có lẽ đó là cái bén duyên đầu tiên với nghề theo cách của mình vì mọi thứ lúc đó đúng nghĩa là số 0 tròn trĩnh!

Thời điểm đó, số người làm nghề này ở Việt Nam chắc đếm trên đầu ngón tay, có khi người ta còn không biết có cái nghề này tồn tại. Mình tìm các clip trên mạng, của những người làm nghề ở nước ngoài, xem và mày mò tập làm theo. Làm đi làm lại đến lúc thấy ưng mắt nhất, tự chụp hình, tự đăng lên trang cá nhân của mình.

Rồi cũng có người liên hệ sau khi xem các hình ảnh của mình. Lúc đó mình đã dừng học rồi, tự đặt mục tiêu 1 năm chuyển nghề phải làm được điều gì đó, có tích lũy đủ để nói thật với ba mẹ vì lúc đó gia đình vẫn chưa biết mình đã ngừng học đại học.

Sống để làm nghề, làm nghề để sống!

* Có hối tiếc gì khi chuyển nghề ngang hông kiểu đó không?

- Nếu gọi là tiếc chắc chỉ tiếc vì mình chưa có cảm giác được cảm nhận không khí của lễ tốt nghiệp đại học sẽ thế nào. Rồi nhìn bạn bè đi làm công ty, đôi lúc cũng thèm cảm giác đó vì công việc của mình là việc tự do mà.

Nhưng thật lòng thì không hối hận vì đang được sống với đam mê, được làm công việc mình yêu thích. Nếu được nói gì đó với các bạn trẻ hơn, mình vẫn sẽ nói rằng các bạn đang đi học, hãy học cho trọn vẹn và tốt nghiệp đàng hoàng! (cười)

* Đâu là triết lý làm nghề của anh?

- Mình từng xác định dành 2 năm khi mới vào nghề để tạo hướng đi riêng của bản thân. Tức là khoảng thời gian chỉ quan tâm việc được làm nghề, không đặt vấn đề thu nhập. Lúc đó, gần như dự án lớn nhỏ gì Nguyên cũng nhận, làm tối mặt tối mày.

Nhưng đôi lúc chính mình cũng có chút mâu thuẫn giữa sống để làm nghề hay làm nghề để sống. Khi bạn đạt đến một trình độ nhất định nào đó trong nghề, bạn không lo chuyện thu nhập nữa. 

Mình lăn tăn vì làm theo yêu cầu của khách hàng, thu nhập đảm bảo, tức làm nghề để sống, nhưng lâu dài sẽ dễ bị bào mòn cảm xúc, sáng tạo. Ngược lại, khi sống để làm nghề, bạn sẽ chọn lựa kỹ lưỡng hơn, khắt khe với chính mình, có khi ảnh hưởng thu nhập nhưng đổi lại bạn có sự trải nghiệm trong cảm xúc làm việc.

Do vậy, song song với làm theo dự án, mình vẫn nuôi sự sáng tạo cho chính mình bằng cách tự vẽ ra dự án và phải làm cho đến khi ưng nhất. Đó giờ mình hay tập trung làm một loại sản phẩm nào đó suốt thời gian dài đến nhuần nhuyễn. Có năm chỉ sáng tạo liên quan mì gói, có năm chỉ tập trung trang trí kem, năm làm về sữa… Điều đó phần nào giúp mình cân bằng sự mâu thuẫn bên trong như đã nói.

Có giá trị mới được nhân rộng

Hơn chục năm làm nghề, Tiến Nguyên là tác giả nhiều dự án "trang điểm" cho vô số nhãn hàng thực phẩm, đồ uống lớn nhỏ đang có mặt trên thị trường. Anh đã mở nhiều khóa đào tạo mà theo cách anh tự nhận là truyền nghề cho các bạn trẻ đam mê như anh.

Nhiều hình ảnh từ ý tưởng của Nguyên sau đó được nhiều nơi dùng lại, thậm chí dùng nguyên trạng. Chẳng hạn Tiến Nguyên gần như là "người khai phá" việc trang trí, bày đồ ăn trên phông nền tre, trúc mà giờ chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong các hình ảnh, thực đơn đồ ăn. Hay đồ ăn người ta quen dọn ra trên nền khăn trải bàn trắng, Nguyên lại chọn vật dụng trang trí tối màu, xù xì hơn.

"Chẳng sao cả, mình lại thấy vui khi nghĩ rằng điều mình làm phải có giá trị nào đó người ta mới chọn dùng. Với những điều đó mình để công khai, nếu mai này mình không còn nữa, đó chẳng phải là điều mình để lại sao" - Nguyên cười tươi.

Có Có 'lửa' để truyền cảm hứng

TTO - Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Diệu Hằng - một trong những người ngồi 'ghế nóng' tại hội đồng giám khảo giải thưởng thường niên Tuổi Trẻ Golf Tournament for Startup 2022.

Xem thêm: mth.29982839141302202-na-nom-ohc-meid-gnart-ehgn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nghề trang điểm cho món ăn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools