Lúa mì chính là mặt hàng chịu tác động lớn nhất, trong bối cảnh cả Nga lẫn Ukraine đều là những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về mặt hàng này. Giá lúa mì đã có thời điểm chạm mốc kỷ lục hơn 1.252 USD hồi tuần trước, tăng gần 2/3 so với thời điểm đầu năm.
Nhiều thực phẩm chủ chốt khác cũng đang diễn biến nóng không kém. Cả ngô, đậu nành và dầu cọ đều cũng đã lập kỷ lục mới về giá trong năm nay với mức tăng từ 20-50% so với đầu năm.
Các Bộ trưởng Nông nghiệp Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) cuối tuần trước cho biết họ sẽ "quyết tâm làm những gì cần thiết để ngăn chặn và ứng phó với một cuộc khủng hoảng lương thực". Tuy nhiên, nhiều quốc gia vẫn "co cụm" cho thị trường nội địa do lo ngại tình trạng thiếu lương thực.
Hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, việc các nước phương Tây cản trở hoạt động xuất khẩu phân bón của Nga, nước đóng góp 13% sản lượng phân bón toàn thế giới, sẽ khiến giá cả thực phẩm toàn cầu tăng do giá phân bón cao hơn. Hồi đầu tháng này, Bộ Thương mại và công nghiệp Nga đã yêu cầu các công ty phân bón trên cả nước tạm thời dừng xuất khẩu trong tháng 3 này.
VTV.vn - Giá lương thực thế giới đã lên tới mức cao nhất trong lịch sử 61 năm kể từ khi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho ra đời Chỉ số giá lương thực.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.31260142251302202-tov-gnat-ioig-eht-nert-cuht-gnoul-aig/et-hnik/nv.vtv