vĐồng tin tức tài chính 365

Khi Trung Quốc phải 'bấm nút dừng'

2022-03-16 11:12
Khi Trung Quốc phải bấm nút dừng - Ảnh 1.

Các container hàng tại cảng Diêm Điền, Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông - Ảnh: Bloomberg

Theo đó, nỗi lo về tác động của dịch bệnh lên thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu cũng gia tăng đáng kể.

So với các nước lớn khác, số ca bệnh của Trung Quốc khá thấp. Tuy nhiên, nước này vẫn kiên quyết thực hiện chính sách "zero COVID" với các biện pháp phong tỏa cứng rắn, ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu đang chịu sức ép lớn từ chiến sự Nga - Ukraine, giá dầu tăng và nhu cầu tiêu dùng giảm.

Trong số những thành phố Trung Quốc không nên bị phong tỏa thì Thâm Quyến là một. Nếu tình hình kéo dài hơn một tháng thì mọi thứ sẽ trở nên phức tạp.

Nhà phân tích ROGER ENTNER thuộc Công ty tư vấn Recon Analytics, nói trên tờ Politico.

Các trung tâm lớn đóng cửa

Tính đến ngày 15-3, đã có khoảng 37 triệu người dân Trung Quốc phải sống trong các vùng phong tỏa. Trong ngày, nước này thông báo hơn 5.280 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ. Cát Lâm vẫn là điểm nóng với hơn 3.000 ca. Ít nhất 13 thành phố đã phong tỏa hoàn toàn và một số phong tỏa một phần, theo Tân Hoa xã.

Dù chỉ có 66 ca, thành phố Thâm Quyến - trung tâm công nghệ với 17,5 triệu dân ở phía nam Trung Quốc - cũng quyết định "bấm nút dừng", buộc tất cả doanh nghiệp, trừ doanh nghiệp thực phẩm, ngừng hoạt động.

Thượng Hải - nơi tập trung các sàn chứng khoán, văn phòng các công ty quốc tế - dù không phong tỏa toàn diện nhưng cũng ngừng các phương tiện công cộng và các sự kiện đông người. Khi các vùng phong tỏa tiến gần về Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc cũng siết cách ly. Hình ảnh các khu dân cư bị phong tỏa, người dân đổ xô mua đồ tích trữ gợi nhớ về giai đoạn đầu dịch bệnh năm 2019.

Không chỉ vậy, cơ quan quản lý hàng không Trung Quốc cũng thông báo 106 chuyến bay quốc tế dự kiến đến Thượng Hải phải chuyển hướng sang các thành phố khác từ ngày 21-3 đến 1-5. Cảng Diêm Điền (Thâm Quyến) đã áp quy định hạn chế tiếp xúc trực tiếp. 

Cảng Thượng Hải cũng chuyển sang nhận hồ sơ trực tuyến, trong khi Liên Vân Cảng cấm thủy thủ nước ngoài xuống tàu hoặc thay đổi thủy thủ đoàn.

Các chuyên gia cho rằng số ca nhiễm trong vài tuần tới sẽ là nhân tố đánh giá chính sách "zero COVID" có hiệu quả không. Tân Hoa xã ngày 15-3 vẫn cho rằng chính sách này giúp phòng và kiểm soát dịch hữu hiệu. Nhưng trước mắt, cái giá phải trả về kinh tế là rất lớn.

Đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu

Hàng loạt nhà sản xuất đều đã cảnh báo việc giao hàng sẽ bị chậm trễ trong thời gian tới do ảnh hưởng dịch bệnh. "Các nhà cung cấp ở Thâm Quyến không thể sản xuất nên không thể giao hàng. Tuần tới chúng tôi không còn vật liệu để làm", ông Fabien Gaussorgues nói về việc không thể tìm linh kiện cho nhà máy sản xuất đồ chơi, thiết bị điện tử của ông ở tỉnh Quảng Đông.

Theo dữ liệu của Công ty Refinitiv, tình trạng tắc nghẽn container gia tăng tại các trung tâm vận chuyển quan trọng của Trung Quốc khi số tàu đang chờ cập cảng ở cửa sông Dương Tử, đồng bằng sông Châu Giang, thành phố cảng Chu San và cảng Thanh Đảo nhiều hơn gấp đôi so với mức trung bình tháng 3 năm ngoái. Ngoài ra, các chốt kiểm dịch cũng là cản trở lớn của các công ty logistics.

Các nhà bán lẻ, gồm các nền tảng trực tuyến như Amazon, cũng điêu đứng khi Thâm Quyến ngừng sản xuất. Hơn một nửa nhà xuất khẩu hàng bán lẻ của Trung Quốc tập trung ở Thâm Quyến. Các hãng xe hơi như Volkswagen, Toyota, Công ty Foxconn chuyên lắp ráp iPhone... đã phải dừng một số nhà máy.

Điều các chuyên gia và giới logistics lo lắng nhất là Diêm Điền, cảng lớn thứ ba thế giới. "Nếu cảng này dừng hoạt động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu và nhập khẩu điện tử", Hãng tin AP dẫn lời nhà kinh tế Iris Pang nhận định.

"Chúng tôi chưa thấy hạn chế chính thức nào ở sân bay Thâm Quyến nhưng các nhân viên của chúng tôi chưa thể đến sân bay làm việc", Công ty Seko Logistics nói. Còn Công ty Orient Star Group dự báo việc giao hàng trong vài tuần tới sẽ bị ảnh hưởng.

Giới phân tích lo ngại nếu các trung tâm sản xuất ở Trung Quốc "đứng im" sẽ làm tăng nguy cơ với chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị ảnh hưởng lớn từ đầu dịch. "Vì Trung Quốc là trung tâm sản xuất lớn của thế giới, là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, chính sách COVID-19 của nước này có thể tác động dây chuyền đáng kể đến hoạt động của các đối tác thương mại và kinh tế toàn cầu", chuyên gia Tuuli McCully của Scotiabank nhận định.

Tâm lý lo lắng của giới đầu tư về chính sách chống dịch của Trung Quốc thể hiện rõ qua sự giảm điểm của chứng khoán tại đại lục và Hong Kong ngày thứ hai liên tiếp. Chiều 15-3, chỉ số Composite tại Thượng Hải giảm 5% trong khi chỉ số Hang Seng ở Hong Kong giảm 5,7%, theo Hãng tin AFP. Tại Mỹ, chỉ số Nasdaq Golden Dragon China cũng chung số phận khi mất tới 12%.

Trung Quốc: 15.000 ca COVID trong 2 tuần, kiểm soát trở nên khó khănTrung Quốc: 15.000 ca COVID trong 2 tuần, kiểm soát trở nên khó khăn

TTO - Theo Thời báo Hoàn Cầu, đến nay biến thể Omicron đã lan tới 28 tỉnh và khu vực ở Trung Quốc. Tình hình dịch ở Trung Quốc hiện tại phức tạp và đáng lo ngại, khiến việc ngăn chặn và kiểm soát dịch trở nên khó khăn.

Xem thêm: mth.17633710161302202-gnud-tun-mab-iahp-couq-gnurt-ihk/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khi Trung Quốc phải 'bấm nút dừng'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools