vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyên gia Morgan Stanley bày cách đầu tư trong thời chiến tranh

2022-03-17 03:04

Đa dạng hóa là chìa khóa

Ông Barton Biggs, cựu chiến lược gia nổi tiếng của Morgan Stanley, đã viết trong cuốn sách của mình: “Ngay cả ở các quốc gia may mắn (tức là quốc gia chiến thắng mà không chịu thiệt hại thảm khốc), bạn cũng nên đa dạng hóa khi đầu tư vào cổ phiếu".

"Không có cổ phiếu để nắm giữ lâu dài, và càng không có công ty nào từng giữ được lợi thế cạnh tranh mãi mãi. Sự thành công kéo dài qua nhiều thập kỷ hầu như không tồn tại".

Chiến lược gia Morgan Stanley bày cách đầu tư trong thời kì khủng hoảng - Ảnh 1.

Chiến lược gia của Morgan Stanley - Braton Biggs (1932-2012). (Ảnh: WSJ).

Một số lợi thế kéo dài hơn cái khác, nhưng tất cả chỉ là tạm thời. Hơn nữa, trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng, có nhiều bằng chứng cho thấy thời hạn của các lợi thế cạnh tranh đã rút ngắn.

Sự phát triển của công ty bao gồm một phát triển lợi thế cạnh tranh, khai thác lợi thế và thành công. Sau đó, giá cổ phiếu tăng vọt, được nhà đầu tư phát hiện và trở thành cổ phiếu tăng trưởng.

Công ty phát triển lớn mạnh sẽ thu hút sự cạnh tranh và chắc chắn trở nên kém nhanh nhẹn, ít sáng tạo hơn. Khi đã già đi, doanh nghiệp phát triển chậm lại và cuối cùng trở nên lỗi thời.

Có một cách diễn đạt khác đó là: người đổi mới là doanh nhân chứ không phải công ty. IBM và Intel đã từng là những công ty đổi mới tuyệt vời, nhưng giờ đây chỉ còn là cái bóng của quá khứ. Bill Gates là người đổi mới, không phải Microsoft.

Không có gì tồn tại mãi mãi

Giáo sư Eric Beinhocker trong cuốn Nguồn gốc của sự giàu có cho biết Công ty Đông Ấn Anh (British East India Company) vào thế kỷ 18 và 19 đã hoàn toàn độc quyền ở 4 quốc gia, thống trị toàn thế giới về mọi thứ, từ cà phê, len dạ cho đến thuốc phiện, có quân đội và hải quân riêng, và được Hoàng gia trao quyền để tiến hành chiến tranh nếu cần thiết.

Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi, “năng lực cốt lõi” của Công ty Đông Ấn đã sụp đổ trước sự đổi mới công nghệ vào năm 1873.

Năm 1917, Forbes công bố danh sách 100 công ty lớn nhất của Mỹ. Trong 71 năm tiếp theo lần lượt diễn ra thời kỳ Đại suy thoái, Thế chiến II, lạm phát những năm 1970 và sự bùng nổ ngoạn mục sau chiến tranh tại Việt Nam.

Khi Forbes xem lại danh sách vào năm 1987, 61 trong số các công ty không còn tồn tại. Trong số còn lại, 21 công ty vẫn đang kinh doanh nhưng không còn nằm trong top 100. Chỉ có 18 công ty vẫn nằm trong top 100. Ngoại trừ General Electric (GE) và Kodak, 16 công ty còn lại đều có tỷ suất sinh lời kém thị trường chung.

Trong một nghiên cứu, viện sĩ Robert Wiggins và Tim Ruefli đã tạo ra một cơ sở dữ liệu về hiệu suất hoạt động của 6.772 công ty trên 40 ngành trong thời kỳ hậu chiến.

Hai viện sĩ phát hiện ra rằng không có ngành nào an toàn. Tốc độ thay đổi ở nhóm công nghệ cao nhanh hơn so với nhóm bình thường. Nhìn chung tốc độ thay đổi đang tăng lên ở tất cả các ngành.

Ông Wiggins và Ruefli cũng phát hiện ra rằng 5% công ty đạt được thời kỳ hoạt động vượt trội kéo dài từ 10 năm trở lên, 0,5% duy trì được lợi thế cạnh tranh trong 20 năm. Chỉ 3 công ty là American Home Products, Eli Lilly và 3M đạt mốc 50 năm.

Quỹ hoán đổi danh mục

Đa dạng hóa tài sản trên thị trường chứng khoán qua nhiều thập kỷ hoặc nhiều thế hệ có thể được thực hiện thông qua hai cách: mua quỹ chỉ số hoặc tìm ra công ty quản lý đầu tư đủ giỏi để vượt qua trung bình của thị trường.

Chiến lược gia Morgan Stanley bày cách đầu tư trong thời kì khủng hoảng - Ảnh 3.

Hai lợi thế quan trọng của quỹ chỉ số là giảm thuế và chi phí giao dịch vì doanh thu thấp và phí quản lý đầu tư rất nhỏ. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, với nhà đầu tư Mỹ trung bình, dù mua cổ phiếu riêng lẻ hay quỹ tương hỗ, đều kiếm được lợi nhuận thấp hơn đáng kể so với đầu tư vào chỉ số S&P 500.

Vàng, tác phẩm nghệ thuật và trái phiếu

Lịch sử của châu Âu trong Thế chiến II cho thấy vàng và đồ trang sức là phương tiện khá tốt bảo vệ một lượng nhỏ của cải.

Tuy nhiên, lịch sử Thế chiến II cũng cảnh báo không nên giữ vàng tại ngân hàng. Nếu kẻ thù tìm đến, ngân hàng sẽ sẵn sàng giao nộp tài sản của khách hàng. Hãy chuẩn bị két riêng ở nhà hoặc cất giữ đồ đạc có giá trị tại một nơi trú ẩn an toàn và không được nói cho ai biết.

Chiến lược gia Morgan Stanley bày cách đầu tư trong thời kì khủng hoảng - Ảnh 4.

Tác phẩm nghệ thuật cũng không hẳn là lựa chọn tốt bởi chúng dễ bị tàn phá bởi lửa, hư hỏng, bị cướp bóc và rất khó để che giấu. Khi chiến tranh kết thúc, chỉ riêng thành phố Warsaw đã có 13.512 tác phẩm nghệ thuật bị mất tích.

Một số người Ba Lan đã thành công trong việc tháo các bức tranh ra khỏi khung và vận chuyển ra nước ngoài. Tuy nhiên, khi cố gắng bán những bức tranh này, họ chỉ có thể nhận được một phần nhỏ so với giá trị thực của chúng.

Còn trái phiếu thì sao? Dựa trên dữ liệu của thế kỷ trước, các khoản đầu tư có thu nhập cố định đem lại lợi nhuận không tốt bằng cổ phiếu.

Ngay cả ở các quốc gia chiến thắng trong chiến tranh, lợi nhuận từ trái phiếu cũng thấp hơn nhiều so với cổ phiếu. Trung bình, trái phiếu có độ lệch chuẩn bằng khoảng 1/2 so với cổ phiếu và tín phiếu có độ biến động bằng 1/4 so với cổ phiếu. Về mặt thanh khoản, thị trường này tương đối ổn định ngay cả trong chiến tranh.

Tuy nhiên, ở những quốc gia bại trận (Đức, Nhật Bản, Ý), các khoản đầu tư này có lợi nhuận âm. Tại Đức, các nhà đầu tư tín phiếu đã mất tất cả vào năm 1923 và trong khi trái phiếu mất hơn 92 % theo giá trị thực sau Thế chiến I.

Mặc dù vậy, vào những năm 1930, do ảnh hưởng của lạm phát, trái phiếu là loại tài sản sinh lời tốt nhất.

Xem thêm: mth.35275702161302202-hnart-neihc-ioht-gnort-ut-uad-hcac-yab-yelnats-nagrom-aig-neyuhc/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyên gia Morgan Stanley bày cách đầu tư trong thời chiến tranh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools