vĐồng tin tức tài chính 365

Sinh viên bị COVID-19 tăng, tiếp sức cho y tế trường chăm sóc F0

2022-03-17 10:01
Sinh viên bị COVID-19 tăng, tiếp sức cho y tế trường chăm sóc F0 - Ảnh 1.

Sinh viên KTX ĐH Quốc gia TP.HCM quay trở lại trường học sau thời gian giãn cách do dịch COVID-19 - Ảnh: HOÀNG AN

Dù đã chuẩn bị các phương án phòng chống dịch COVID-19, nhiều ban quản lý KTX cho biết vẫn không tránh khỏi lúng túng với số ca F0 có chiều hướng gia tăng như hiện nay.

Y tế trường thiếu nguồn lực

Hôm 11-3, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức cuộc họp công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các KTX trên địa bàn TP nhằm đảm bảo an toàn cho nhà trường trước nguy cơ tái bùng phát của dịch.

Tại cuộc họp, đại diện ban quản lý KTX sinh viên và lãnh đạo của các trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức cho biết gặp phải các vấn đề khó khăn trong việc xây dựng khu cách ly tại KTX như: việc kết nối với y tế và chính quyền địa phương trong việc chăm sóc F0, chuyển viện đối với các ca chuyển nặng...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Lai Dương Phong - trưởng phòng quản lý KTX Trường ĐH Tài chính marketing TP.HCM - cho biết số lượng sinh viên trong KTX nhiễm COVID-19 sau nghỉ Tết khá đông, hiện vào khoảng 150 sinh viên, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên nội trú. Phần lớn những trường hợp nghi nhiễm không lây trong nội khu mà từ bên ngoài.

Trường hiện dành ra những phòng trống cách ly cho sinh viên nhiễm bệnh. Những trường hợp F1 sẽ được cách ly tại chỗ. Tuy nhiên, khó khăn hiện tại nằm ở nguồn lực trợ giúp các sinh viên của y tế trường và y tế địa phương.

Với các trạm y tế phường, do một phần tình trạng quá tải chung nên việc hỗ trợ sinh viên nội trú, nhất là về thuốc men, còn tương đối hạn chế.

"Trong khi đó nguồn lực của y tế trường cũng có hạn, lại chịu ảnh hưởng nhiều vì COVID-19. Tổng cộng có 9 người nhưng có những lúc có tới 5 người là F0. Chúng tôi rất sợ không có đủ người lo cho các bạn", ông Phong nói.

Cách ly cuốn chiếu

ThS Hồ Thành Công - giám đốc ban quản lý KTX Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết KTX này dành 8 phòng trống với sức chứa khoảng 70 giường cho sinh viên nhiễm và nghi nhiễm cách ly. Khi trở lại từ sau Tết đến nay, có những lúc tình hình nhiễm bệnh trong KTX khá căng thẳng, F0 chiếm 10% sinh viên nội trú, mà KTX phải tăng thêm phòng cách ly.

"May mắn KTX còn thêm một số phòng trống do nhiều sinh viên chỉ đăng ký giữ chỗ nhưng vẫn còn học online nên chưa vào ở", ông Công nói.

Cũng theo ông Công, sinh viên nhiễm và nghi nhiễm sẽ được cách ly "cuốn chiếu", F0 sẽ được vào chung một số phòng. Nếu trường hợp một phòng có 3 F0, các F1 còn lại trong phòng sẽ được vào ở phòng riêng cùng với các F1 khác có cùng số ngày cần cách ly. Ngoài ra, 2 phòng luôn được để trống nhằm chuẩn bị cho những trường hợp trở nặng nếu có.

Ông Lại Thế Tuân - trưởng phòng tổng hợp, Trung tâm quản lý KTX ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết: Thời gian gần đây, số trường hợp sinh viên nội trú F0 có chiều hướng gia tăng. Khi sinh viên trình báo mắc COVID-19, KTX sẽ cho các sinh viên vào ở tạm trong vùng đệm, trong đó sẽ có hẳn một tòa nhà dành riêng cho sinh viên F0. Nếu muốn về nhà điều trị hoặc cách ly, sinh viên sẽ phải làm cam kết. Ông Tuân cho biết thêm hiện KTX vẫn duy trì dựng tạm những hàng rào bằng lưới mềm phân ra 8 cụm để hạn chế tiếp xúc, tuyên truyền sinh viên hạn chế các hoạt động tiếp xúc bên ngoài.

Bảo vệ nhóm sinh viên có nguy cơ cao

Theo ông Tuân, việc phối hợp giữa KTX và Trạm y tế phường Linh Chiểu (TP Thủ Đức) khá tốt. KTX cử nhân viên đến trạm y tế lấy tờ khai và thuốc điều trị cho F0. Sinh viên F0 liên lạc qua nhóm Zalo có nhân viên KTX và trạm y tế phường để trợ giúp kịp thời hay làm các thủ tục xác nhận âm tính. Về phía KTX cũng tự túc chuẩn bị trang thiết bị phòng chống dịch như thuốc hạ sốt, máy đo thân nhiệt và cả các bình oxy dự phòng.

"Số sinh viên nhiễm bệnh hiện khoảng 125 trong tổng số 2.300 sinh viên nội trú", ông Công nói.

Với những trường hợp F0, KTX cũng có những khoản hỗ trợ sinh viên như thức ăn, nước uống. Ngoài ra sẽ luôn có một đội sinh viên tình nguyện ở bên động viên tinh thần cho các bạn cũng như sẵn sàng trợ giúp cho những trường hợp bất ngờ. Về kinh phí cho trang thiết bị phòng chống dịch, đến nay chủ yếu KTX phải tự túc.

Đại diện Trung tâm Y tế TP Thủ Đức cho biết tính riêng trên địa bàn TP Thủ Đức đã có hơn 160.000 sinh viên thuộc các trường cao đẳng, đại học. Hiện nay tất cả KTX các trường này đã thành lập các khu thu dung từ 100 - 200 giường. Khi vượt các ca F0 qua con số này, các trường sẽ điều phối sinh viên đến các khu dã chiến của TP.

"Y tế địa phương sẽ trực tiếp điều phối và hỗ trợ thuốc cho sinh viên nếu có, điều chuyển sinh viên. Đối với các trường hợp sinh viên mắc các bệnh nền như đái tháo đường, ung thư... sẽ được lập danh sách khi nhiễm F0 và chuyển đến bệnh viện dã chiến", vị đại diện này cho biết.

Nhiều phương án chống dịch

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đã yêu cầu các ban quản lý chủ động rà soát lại kế hoạch phòng chống dịch tại KTX và xây dựng các phương án phòng chống dịch phù hợp với các tình huống có thể xảy ra tại các KTX. Ngoài ra, các ban quản lý cần rà soát và cập nhật danh sách sinh viên được tiêm chủng phòng COVID-19, thúc đẩy tiêm chủng nhằm giúp tăng tỉ lệ 100% sinh viên, giảng viên và nhân viên được tiêm chủng đầy đủ liều bổ sung, liều nhắc lại.

Cũng theo ông Hưng, đối với những sinh viên có bệnh nền như hen, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, suy thận mãn tính... cần được lập danh sách để phối hợp với chính quyền, y tế địa phương quản lý chăm sóc trong đợt cao điểm chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ.

Chăm sóc sức khỏe, sinh viên cần chú ý những gì?

fo

Sinh viên KTX ĐH Quốc gia TP.HCM dọn dẹp phòng ở cho thông thoáng - Ảnh: HOÀNG AN

ThS Trần Nam (trưởng phòng truyền thông và quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết trước tình hình F0 tăng cao nhà trường đã ra thông báo hướng dẫn sinh viên trong việc chăm sóc sức khỏe trong thời gian đến trường và sinh hoạt tại KTX.

Theo đó, sinh viên ở các khu nhà trọ và KTX cần lưu ý áp dụng các khuyến cáo của Bộ Y tế, thực hiện 5K trong lớp học, luôn đảm bảo tăng cường sức khỏe bằng cách luyện tập thể thao, ăn uống đầy đủ và hạn chế tối đa tham gia các hoạt động ở nơi công cộng có khả năng lây nhiễm cao.

"Để đảm bảo cho quá trình học tập, sinh viên cần sắp xếp thời gian học tập hợp lý, nếu có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 hay xác nhận nhiễm bệnh thì cần báo ngay cho nhà trường phối hợp thực hiện các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ sinh viên học online" - ông Nam nhấn mạnh.

Ngoài biện pháp 5K, Bộ Y tế cũng khuyến cáo sinh viên cần chủ động trong việc tìm hiểu các kiến thức về chăm sóc đường hô hấp, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tạo không gian thoáng mát, lưu thông không khí, tránh ở những nơi có độ ẩm cao vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển. Trong trường hợp bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, cần đi khám và điều trị sớm, tránh test nhanh và tránh dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hơn thành mãn tính, nguy hiểm.

KIỀU HẠNH

Cà Mau cho F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ được đi làmCà Mau cho F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ được đi làm

TTO - Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chỉ đạo ban hành quy định tạm thời về việc các trường hợp F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ và F1 có nguy cơ, nguy cơ cao được đi làm.

Xem thêm: mth.32903320261302202-0f-cos-mahc-gnourt-et-y-ohc-cus-peit-gnat-91-divoc-ib-neiv-hnis/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sinh viên bị COVID-19 tăng, tiếp sức cho y tế trường chăm sóc F0”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools