Trước tình hình này, nhiều quốc gia châu Âu buộc phải tung ra các gói hỗ trợ khẩn cấp cho nền kinh tế.
Thủ tướng Pháp Jean Castex ngày 16/3 đã công bố chương trình hỗ trợ quy mô lớn nhắm đến những lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất từ việc giá nhiên liệu tăng cao. Theo đó, chính phủ Pháp sẽ trợ giá 0,35 Euro (tương đương 39 xu Mỹ) cho mỗi lít xăng dùng cho những con tàu đánh cá, và 0,15 Euro (tương đương 17 xu Mỹ) cho mỗi lít xăng xe tải. Kế hoạch này sẽ triển khai từ thứ 5 theo giờ địa phương.
"Chúng tôi đảm bảo rằng việc trợ giá này sẽ không ảnh hưởng đến chỉ số nhiên liệu trong vòng 4 tháng tới. Điều đó có nghĩa là việc trợ giá này sẽ có lợi cho các công ty vận tải mà không làm tăng giá xăng. Kế hoạch của chúng tôi sẽ hỗ trợ gần 1500 euro cho mỗi chiếc xe tải trong vòng 4 tháng tới", Thủ tướng Pháp Jean Castex khẳng định.
Giá năng lượng tăng cao đang là vấn đề lớn không chỉ của nước Pháp mà còn của toàn châu Âu. Các doanh nghiệp ở khắp lục địa già đang phải vật lộn với chi phí năng lượng tăng vọt, buộc chính phủ nước này lên kế hoạch vay nợ thêm để có tiền hỗ trợ các doanh nghiệp và gia đình.
"So với tháng 1/2022, hóa đơn tiền gas đã tăng gấp đôi. Còn từ tháng 9 tới tháng 12/2021 thì tăng gấp 5 lần. Bởi vì khí đốt là nhiên liệu quan trọng với chúng tôi, nên chi phí sản xuất đã tăng vọt", ông Augusto Ciarrocchi (nhà máy gốm Flaminia) cho biết.
Trong khi đó Đức cũng dự báo về nợ công gia tăng trong năm nay, buộc chính phủ nước này cân nhắc bổ sung ngân sách để bảo vệ nền kinh tế trước các tác động tiêu cực từ căng thẳng Nga - Ukraine. Các nước châu Âu quan ngại về nguy cơ cuộc khủng hoảng sẽ không sớm kết thúc.
"Chúng tôi tin rằng cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài. Kế hoạch của chúng tôi mới chỉ dự kiến cho 4 tháng, sau đó sẽ xem xét các diễn biến thực tế. Tuy nhiên, các bộ trưởng của chúng tôi đang thảo luận về nhiều gói kích thích nhắm đến những mục tiêu cụ thể hơn nữa", Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết.
Theo khảo sát, nhiều người dân châu Âu cho biết họ đã không còn có thể duy trì công việc kinh doanh như thường lệ do giá nhiên liệu quá cao, hoặc đang phải đẩy giá cho người tiêu dùng, dẫn đến lạm phát tăng lên trên toàn bộ châu Âu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.84181235081302202-et-hnik-pac-nahk-ort-oh-hnirt-gnouhc-cac-ob-gnoc-ua-uahc/et-hnik/nv.vtv