vĐồng tin tức tài chính 365

'Trả thù' kiểu Google: Điều chuyển công tác tận 10.000 km đối với một nhân viên lên tiếng phản đối công ty

2022-03-18 14:19

Không lâu sau khi lên tiếng phản đối hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD mà Google và Amazon Web Services ký kết với Israel, bà Ariel Koren, quản lý tiếp thị sản phẩm của Google for Education đã bị buộc điều chuyển công tác từ San Francisco (Mỹ) đến chi nhánh tại Brazil.

Sự việc trên khiến đông đảo nhân viên Google phẫn nộ. Họ đồng loạt ký tên vào bản kiến nghị cho rằng lãnh đạo tập đoàn này đã “trả đũa nhân viên vô cớ”.

“Thật đáng buồn, Ariel Koren cũng giống như rất nhiều những trường hợp nhân viên khác bị Google trả đũa trong vài năm qua, đặc biệt là những người lên tiếng phản đối các hợp đồng nhạy cảm”, kiến nghị nêu rõ.

Đáp lại, phía Google khẳng định đã điều tra rõ vụ việc và không tìm thấy bằng chứng nào của việc tư thù nhân viên.

Trả thù kiểu Google: Điều chuyển công tác tận 10.000 km đối với một nhân viên lên tiếng phản đối công ty - Ảnh 1.

Google bị tố "trả thù nhân viên vô cớ".

Bà Koren đã gắn bó với Google trong 6 năm, hiện là quản lý bộ phận tiếp thị của Google for Education. Tháng 10 năm ngoái, bà cùng một số nhân viên soạn thư ngỏ, chỉ trích Dự án Nimbus. Đây là kế hoạch kéo dài trong nhiều năm nhằm mở trung tâm dữ liệu tại Israel, cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ đám mây và phục vụ chính phủ, quân đội nước này.

Bức thư khi đó đã thu thập được hàng trăm chữ ký đồng tình của nhân viên, thúc giục Google cắt đứt mối quan hệ không lành mạnh. Sự việc sau đó đã được bà Koren tiết lộ với báo giới và các phương tiện truyền thông.

Theo LA Times, bà Koren bị Google giám sát chặt chẽ hơn từ mùa xuân năm ngoái. Bà buộc phải lựa chọn giữa việc bị điều chuyển đến Brazil - chỗ làm mới cách nơi ở hiện tại tới 10.000 km hoặc chấp nhận mất việc làm.

Tuy nhiên, Google sau đó đã tự tuyên bố rằng Koren sẽ không còn làm việc tại chi nhánh Mỹ, dù bà chưa hề chấp nhận hay từ chối quyết định điều chuyển. Trong đơn khiếu nại, Koren khẳng định việc đến Sao Paulo là bắt buộc, không phải sự lựa chọn của bà.

“Nó thật kỳ lạ. Toàn bộ sự việc hoàn toàn điên rồ”, bà Koren cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Người phụ nữ này sau đó đã đệ đơn khiếu nại lên bộ phận nhân sự của Google vào ngày 22/11/2021. Trong lá đơn, bà cho rằng rõ ràng Google “đã được tạo dựng lý do” nhằm đẩy bà ra khỏi nhóm, đồng thời “trả đũa” cho việc bà lên tiếng phản đối Dự án Nimbus. Với sự hỗ trợ của liên đoàn nhân viên Google, Koren cũng gửi khiếu nại đến Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia Mỹ (NLRB).

Trả thù kiểu Google: Điều chuyển công tác tận 10.000 km đối với một nhân viên lên tiếng phản đối công ty - Ảnh 2.

Google hiện vẫn phủ nhận mọi cáo buộc của bà Koren, đồng thời từ chối bình luận thêm về vụ việc.

“Chúng tôi đã điều tra kỹ lưỡng các tuyên bố của nhân viên này và nhận thấy không có sự trả đũa nào”, Shannon Newberry, đại diện Google khẳng định.

Phía tập đoàn này cũng cho biết sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi email nào yêu cầu làm rõ nội dung cuộc họp điều chuyển bà Koren hồi năm ngoái.

Hiện đơn khiếu nại của bà Koren đang được văn phòng của Hội đồng lao động San Francisco điều tra. Nghị sĩ khu vực San Francisco, bà Anna Eshoo, đã viết một lá thư gửi CEO Google và bày tỏ sự ủng hộ đối với Koren. Bà cho rằng nhân viên của các công ty cần có quyền bày tỏ ý kiến cá nhân mà không sợ phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi việc.

Theo LA Times, sự ủng hộ dành cho Koren đã cho thấy mối quan hệ căng thẳng giữa nhân viên và quản lý cấp cao tại Google. Thực tế này ngày càng củng cố thêm quan điểm của một bộ phận nhân viên công ty, những người cho rằng văn hoá minh bạch truyền thống của Google đang nhường chỗ cho một môi trường kiểm soát chặt chẽ nhằm trừng phạt những lao động “không nghe lời”.

Theo: LA Times

http://tintuc.vdong.vn/03/1276505.htm

Vũ Anh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.63555142181302202-yt-gnoc-iod-nahp-gneit-nel-neiv-nahn-tom-iov-iod-mk-00001-nat-cat-gnoc-neyuhc-ueid-elgoog-ueik-uht-art/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Trả thù' kiểu Google: Điều chuyển công tác tận 10.000 km đối với một nhân viên lên tiếng phản đối công ty”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools