vĐồng tin tức tài chính 365

Khỏi COVID-19 vẫn ho nhiều có phải phổi bị tổn thương?

2022-03-19 12:02

Chị Nguyễn Ngọc Anh (35 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) mắc COVID-19 từ giữa tháng 2-2022 với các dấu hiệu như ho, sốt, gai rét, đau nhức cơ thể.

Lo sợ phổi bị tổn thương do COVID-19

Sau một tuần tự cách ly, điều trị, chị test nhanh tại nhà và cho kết quả âm tính, các dấu hiệu lâm sàng mắc trước đó gần như đã hết.

Đến nay, sau 1 tháng khỏi bệnh chị vẫn còn ho nhiều. Lo phổi bị virus tấn công dẫn đến ho nhiều nên chị đã đến bệnh viện kiểm tra.

Tương tự, ông Trần Hoài Khoa (68 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) dù đã khỏi COVID-19 song vẫn bị ho kéo dài, tức ngực dù đã kết hợp điều trị đông y lẫn tây y. Thấy nhiều người nhắc đến tổn thương phổi, ông Khoa lo lắng và muốn đi gặp bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn.

Khỏi COVID-19 vẫn ho nhiều có phải phổi bị tổn thương? - ảnh 1Để biết chắc chắn có bị tổn thương phổi do COVID-19 hay không cần căn cứ vào kết quả chụp chiếu, xét nghiệm. Ảnh: NHƯ LOAN

ThS. BS CKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết ho có rất nhiều nguyên nhân như trào ngược dạ dày, viêm họng.... Một số trường hợp có tổn thương tại phổi, tim (bệnh nhân bị ứ huyết ở tim kích thích phổi gây ho). Vì vậy, để biết chắc chắn có bị tổn thương phổi do COVID-19 hay không căn cứ vào kết quả chụp chiếu, xét nghiệm mới chẩn đoán chính xác được.

Bác sĩ Hường cho biết, các F0 có ho nhiều, ho húng hắng vài tiếng thì không sao. Nhưng nếu ho nhiều khiến khó chịu, khó thở nên vào viện khám.

Ngoài ra, nếu ho nhiều có thể súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước sạch, dùng các biện pháp dân gian đường phèn, gừng, tỏi, mật ong giúp giảm ho... Trường hợp ho không giảm có thể uống thuốc ho theo đơn kê của bác sĩ.

Không phải cứ ho là dùng kháng sinh

Chuyên gia cũng lưu ý, thực tế có nhiều trường hợp lo COVID-19 làm tổn thương phổi nên dùng nhiều thuốc kháng sinh, việc này hoàn toàn không đúng.

Tổn thương phổi do COVID-19 là tổn thương xơ phổi thường gặp ở bệnh nhân nặng. Việc dùng kháng sinh phải căn cứ trên xét nghiệm có bội nhiễm vi khuẩn mới sử dụng. Nếu bệnh nhân ho nhiều hay gặp bất cứ triệu chứng gì bất thường cũng cần gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định, không nên tự ý mua kháng sinh về điều trị.

Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm oxy cao áp - Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng, cho biết về bản chất thì ho là phản ứng bảo vệ cơ thể nhằm tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, ho nhiều quá gây mệt, gây khó ngủ thì cần điều trị.

Cần phân biệt 2 loại, ho khan và ho có đờm vì cách xử lý sẽ khác nhau. Ho khan thường do nhiễm virus, gây kích ứng đường hô hấp. Ho có đờm thường do có bệnh mạn tính về đường hô hấp hoặc do nhiễm vi khuẩn.

Một số trường hợp là do trào ngược dạ dày thực quản, do khi bị COVID-19, dễ lo lắng, mất ngủ, suy nghĩ nhiều... có thể gây tăng tiết acid dạ dày, gây rối loạn co thắt dạ dày thực quản cũng gây ho khan. Trường hợp này cần dùng kháng acid để trung hòa dịch vị dạ đay, thuốc an thần nhẹ để giảm lo lắng, căng thẳng.

Nếu dùng các biện pháp điều trị ở trên mà vẫn ho kéo dài thì cần nghĩ đến nhiễm nấm. Khi đó cũng phải có bác sĩ chuyên khoa thăm khám và sử dụng thuốc chống nấm (thường rất hại gan) để điều trị triệt để.

Ba nhóm biểu hiện ở trẻ em sau khi mắc COVID-19
Ba nhóm biểu hiện ở trẻ em sau khi mắc COVID-19
(PLO)- Các bệnh viện nhi ở TP.HCM ghi nhận nhiều triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ em như suy giảm trí nhớ, thở hụt hơi, vận động khó khăn… Có nhiều trẻ phải nhập viện do bị viêm đa hệ thống.

Xem thêm: lmth.9639401-gnouht-not-ib-iohp-iahp-oc-ueihn-oh-nav-91divoc-iohk/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khỏi COVID-19 vẫn ho nhiều có phải phổi bị tổn thương?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools