vĐồng tin tức tài chính 365

Cần điều chỉnh kịp thời quy định cách ly với F0, F1

2022-03-22 07:18

Liên quan đến các đề xuất thay đổi chính sách dành cho F0, F1 cũng như nghiên cứu để chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A xuống nhóm B, Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Theo bà Thủy, thực tiễn phòng chống dịch thì nhiều nhân viên y tế và cả thầy cô bên ngành giáo dục, dù nhiễm COVID-19 nhưng vẫn tham gia vào công tác điều trị, quản lý, tư vấn, dạy học. Còn phạm vi rộng hơn, khi lây nhiễm bùng phát như thế này, nhiều doanh nghiệp (DN), cơ quan, đơn vị cũng rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động.

Cần điều chỉnh kịp thời quy định cách ly với F0, F1 - ảnh 1
Một số quy định về cách ly F1, F0 cần được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Trong ảnh: Test nhanh COVID-19 cho người dân tại TP.HCM.
Ảnh: HOÀNG GIANG

Linh hoạt nhưng phải có cơ sở khoa học, thực tiễn

Phóng viên: Tình hình thiếu hụt lao động ở các cơ quan nhà nước, DN cũng như nhu cầu làm việc, kiếm sống của người lao động là F0, F1 đang là vấn đề rất nóng. Từ góc độ quan sát, giám sát, bà thấy thế nào?

+ Bà Nguyễn Phương Thủy: Bản thân tôi là F0 thì cũng không nghỉ ốm hoàn toàn mà vẫn làm việc từ xa, tại nhà. Một số cơ quan nhà nước, DN cũng vậy, nhất là bộ phận mà công việc có tính chất hành chính, có thể làm việc từ xa. F0, F1 ấy làm việc hưởng lương chứ không nghỉ ốm để hưởng chế độ BHXH.

Từ thực tế này, chúng tôi cũng thấy một số quy định về cách ly chưa điều chỉnh kịp thời lắm. Bộ Y tế cũng có đề xuất tính toán để một số F0, F1 có thể đi làm. Chắc rồi sẽ có quy định cụ thể hơn.

. Những quy định, điều chỉnh của Chính phủ, của Bộ Y tế là từ trên xuống. Nhưng “thích ứng linh hoạt, an toàn” như tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ còn là quá trình từ dưới lên. Chẳng hạn một số cơ quan nhà nước, tổ chức, DN cho phép người lao động tự rút ngắn thời hạn cách ly để đi làm trở lại. Nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

+ Chúng ta đang phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó tiêu chí đầu tiên là tuân thủ pháp luật. Tất nhiên là pháp luật thì cũng có những quy định, những lúc lạc hậu…

Còn “linh hoạt” mà không dựa trên cơ sở khoa học, thực tiễn mà chỉ là mong muốn, nguyện vọng của các bên thì khi phát sinh hậu quả tiêu cực, ai sẽ phải chịu trách nhiệm.

Cần điều chỉnh kịp thời quy định cách ly với F0, F1 - ảnh 2
Nguyễn Phương Thủy. Ảnh: QH

Ví dụ, Bộ Y tế đề xuất cho phép nhà thuốc kê đơn để bán Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19 tự điều trị tại nhà thay vì nhất nhất phải có đơn thuốc của bác sĩ. Linh hoạt như vậy thì thuận cho người mua nhưng mặt ngược lại, thuốc này chưa được cấp phép đầy đủ, cần có theo dõi, đánh giá trong quá trình lưu hành, cần sự tham gia trực tiếp của bác sĩ.

Mục tiêu cao nhất là an toàn cho sức khỏe cộng đồng

. Quá trình thích ứng này bắt đầu xuất hiện một bộ phận người dân không tự test tốn kém nữa, mà tự theo dõi, thấy có triệu chứng sốt thì uống thuốc hạ sốt, ho thì dùng thuốc ho, hết triệu chứng thì đi lại, làm việc bình thường…

+ Có thực tế ấy. Nhưng với cơ quan quản lý nhà nước thì vẫn chưa đủ cơ sở khoa học để ngay lập tức chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A xuống nhóm B. Vẫn là nhóm A, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như vậy mà ai cũng linh hoạt vì lợi ích của mình, mà không quan tâm tới rủi ro khi mình truyền nhiễm cho người khác thì có nên không.

Mới tuần trước thôi, Bộ Y tế có văn bản hướng dẫn, chỉ vài chữ F0 có thể ra khỏi nhà hay chỉ ra khỏi phòng cách ly mà dư luận cũng tranh cãi rất nhiều, để rồi cơ quan ban hành phải đính chính, nói rõ. Tức là về mặt chuyên môn vẫn còn thận trọng lắm.

Vậy nên, những cách linh hoạt như vậy không nên khuyến khích, ở góc độ lợi ích cộng đồng.

. Không khuyến khích có thể hiểu là cơ quan chuyên môn chưa nên ban hành quy định nới lỏng khi chưa đủ cơ sở khoa học. Nhưng còn các biện pháp chế tài thì sao? Có vẻ việc xử phạt hành chính, hình sự các vi phạm về phòng chống dịch giờ không còn gay gắt như khi ta đang theo chiến lược zero COVID. Phải chăng đang có sự “linh hoạt” ở các cơ quan thi hành pháp luật?

+ Pháp luật thì không bó cứng mà luôn là sự phát triển, điều chỉnh. Ở mỗi giai đoạn phòng chống dịch thì có yêu cầu, trọng tâm khác nhau. Như Nghị quyết 38 thì Chính phủ đã điều chỉnh quan điểm, tức là phòng chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong.

Như vậy thì các cơ quan thi hành pháp luật cũng chuyển ưu tiên, không răn đe quá cứng nhắc, không ưu tiên vào xử phạt những trường hợp chưa thực sự tuân thủ hướng dẫn chuyên môn mà về hậu quả là không đáng kể.

Nhưng không vì vậy mà khuyến khích vi phạm. Về mặt thi hành pháp luật, chúng ta vẫn cần tiếp tục khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa. Chúng ta vẫn đặt mục tiêu cao nhất là an toàn cho cộng đồng, nhất là các nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn như các bé chưa được tiêm phòng.

. Xin cám ơn bà.•

Cần áp dụng pháp luật có lợi cho người dân

. Dịch bệnh đang diễn biến rất nhanh, mà có thể dẫn tới việc cần chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A xuống nhóm B. Vậy với những trường hợp đã bị xử lý, chế tài vì vi phạm pháp luật phòng chống bệnh truyền nhiễm thì tới đây có thể xem xét giảm trách nhiệm cho họ được không?

+ Các việc đã xử lý thì đều đặt trong bối cảnh, hoàn cảnh của nó. Không thể so sánh lúc trước tôi đi ra ngoài thì bị phạt mà giờ nhiều người ra ngoài thế lại không sao cả.

Còn về chính sách pháp luật chung thì đều theo hướng được áp dụng quy định có lợi cho người dân. Chẳng hạn đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà trong lĩnh vực phòng chống dịch có quy định mới với mức xử phạt nhẹ hơn thì được áp dụng quy định mới này. 

Xem thêm: lmth.4679401-1f-0f-iov-yl-hcac-hnid-yuq-ioht-pik-hnihc-ueid-nac/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần điều chỉnh kịp thời quy định cách ly với F0, F1”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools