vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều nhà vườn ở thủ phủ thanh long phá bỏ cây thanh long, lợi hại ra sao?

2022-03-22 18:18
Nhiều nhà vườn ở thủ phủ thanh long phá bỏ cây thanh long, lợi hại ra sao? - Ảnh 1.

Một nhà vườn ở xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận đang phá bỏ cây thanh long để chuyển sang trồng cây khác - Ảnh: ĐỨC TRONG

Ông Võ Đức Tùng (xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam) - cho biết nếu giá thanh long trước đây lên xuống theo thời vụ thì kể từ đầu năm 2022 đến nay coi như mất trắng.

Trung bình nông dân bán với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg thì mới có cơ hội gỡ lại vốn đối với vụ chong đèn. Tuy nhiên, thời gian qua giá liên tục rớt thê thảm, thậm chí không ai mua nên tiền điện, phân bón, công cán... đang là gánh nặng với nông dân.

Nhiều nhà vườn ở thủ phủ thanh long phá bỏ cây thanh long, lợi hại ra sao? - Ảnh 2.

Thay vì trước đây nông dân tưới nước, chăm sóc cây thanh long ra trái còn nay thì tưới nước cho mềm đất để nhổ bỏ lấy trụ. Trong ảnh là một nhà vườn đang phá bỏ, nhỏ trụ thanh long để chuyển hướng làm ăn chuyện khác ở xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam - Ảnh: ĐỨC TRONG

"Trước đây thương lái vào vườn mua tính theo ký, bây giờ họ nhắm chừng rồi ra giá toàn vườn vài triệu đồng. Với giá này thì coi như họ dọn dẹp vườn giùm mình, chứ không trông mong gì thêm" - ông Tùng ví von.

Vì vậy, nhiều nhà vườn bắt đầu phá bỏ cây thanh long với nhiều lý do khác nhau. Họ có thể chuyển hướng sang cây trồng khác, gặp khó về nhân công, cho thuê mặt bằng hoặc chủ đất mới mua lại vườn nhưng không mục đích trồng thanh long nên phá bỏ, cải tạo vườn già cỗi…

Nhiều nhà vườn ở thủ phủ thanh long phá bỏ cây thanh long, lợi hại ra sao? - Ảnh 3.

Chi phí nhổ bỏ trụ thanh long, dọn dẹp lại vườn cũng tốn kém - Ảnh: ĐỨC TRONG

Riêng ông Tùng cho biết vẫn cố gắng bám trụ thêm thời gian nữa rồi tính toán lại với vườn thanh long nhà mình. Bởi theo ông, bây giờ mà bỏ ra số vốn mới, làm việc khác thì nhiều hộ không kham nổi…

"Thiệt hại nặng nhất là những nhà vườn mới trồng khoảng 3 năm trở lại đây, hoặc những hộ thuê lại vườn làm. Riêng nhà tôi thì không cho ra trái nữa, cố gắng nuôi cây để tiếp tục bám trụ. Nếu không làm thanh long thì chẳng biết làm gì ở nơi đây" - ông Lê Huy Liêm ở xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam nói.

Nhiều nhà vườn ở thủ phủ thanh long phá bỏ cây thanh long, lợi hại ra sao? - Ảnh 4.

Trong khi đó, nhiều nông dân vẫn cố găng bám trụ, hi vọng tương lai cây thanh long sau này lại vực dậy - Ảnh: ĐỨC TRONG

Bà Lê Thị Thu Hằng - chủ vựa thanh long Thu Hằng ở huyện Hàm Thuận Nam - cho biết bà con nên cân nhắc việc phá bỏ cây thanh long trong thời điểm này.

Theo bà Hằng, dù gì thì cây thanh long trước đây đã làm thay da đổi thịt địa phương, người người giàu lên nhờ nó. Đây là loại trái đặc trưng và là thương hiệu của Bình Thuận.

"Làm gì cũng có lúc này lúc kia, không chỉ cây thanh long mà tất cả nông sản xuất sang thị trường Trung Quốc đều như vậy. Mấu chốt không phải không có ai mua mà tắc nghẽn tại các cửa khẩu. Phía Trung Quốc vẫn đang kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt nên việc thông quan gặp khó khăn, đồng thời chính sách phòng chống dịch bệnh tại các cửa khẩu vẫn chưa đồng nhất. Hiện nông sản đưa lên cửa khẩu phía Bắc đã giảm dần. Cứ theo đà này thì thời gian thông quan hàng hóa qua lại giữa hai nước dần dần dễ dàng lại thôi" - bà Hằng giải thích.

Nhiều nhà vườn ở thủ phủ thanh long phá bỏ cây thanh long, lợi hại ra sao? - Ảnh 5.

Việc thu mua thanh long vào thời điểm này đang bấp bênh, giá cả giảm sâu - Ảnh: ĐỨC TRONG

Bà Hằng khuyến cáo thêm, thay vì trước đây đầu tư 10 đồng cho cây thanh long thì bà con có thể giảm xuống 5 đồng, miễn cố gắng giữ được cây tươi tốt và cầm chừng thêm.

"Nếu bà con bán hết đất, chặt bỏ hết thanh long thì sau này sống bằng nghề gì đây?" - bà Hằng đặt vấn đề.

Nhiều nhà vườn ở thủ phủ thanh long phá bỏ cây thanh long, lợi hại ra sao? - Ảnh 6.

Nhiều vườn thanh long vụ chong đèn nghịch vụ đang có giá bán rất thấp, lỗ nặng - Ảnh: ĐỨC TRONG

Ông Phan Văn Tấn - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận - cho biết hiện địa phương đang thống kê việc nông dân phá bỏ, giảm diện tích cây thanh long.

Tương tự bà Hằng, ông Tấn khuyến cáo bà con nên cân nhắc kỹ trước khi chuyển đổi từ cây thanh long sang cây trồng khác, phải nắm được thị trường tiêu thụ, tránh vết xe đổ cung vượt cầu rồi lại phá bỏ… Việc phá bỏ cây thanh long còn phụ thuộc vào điều kiện từng hộ, không nên làm ồ ạt.

Những năm qua, thanh long ở Bình Thuận liên tục phát triển "nóng", vượt xa quy hoạch, chiếm hơn 50% diện tích của cả nước, tập trung ở các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bình Bắc…

Nhiều nhà vườn ở thủ phủ thanh long phá bỏ cây thanh long, lợi hại ra sao? - Ảnh 7.

Bình Thuận đang là thủ phủ thanh long, chiếm diện tích hơn 50% trong cả nước - Ảnh: ĐỨC TRONG

Xuất khẩu thanh long khó trăm bềXuất khẩu thanh long khó trăm bề

TTO - Với chi phí đầu tư khá lớn, người trồng thanh long tại Bình Thuận chỉ hòa vốn nếu bán được thanh long trái vụ với giá khoảng 10.000 đồng/kg. Trong khi đó giá bán thực tế hiện nay chỉ khoảng 2.000 đồng/kg, thậm chí không tìm được người mua.

Xem thêm: mth.26230317122302202-oas-ar-iah-iol-gnol-hnaht-yac-ob-ahp-gnol-hnaht-uhp-uht-o-nouv-ahn-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều nhà vườn ở thủ phủ thanh long phá bỏ cây thanh long, lợi hại ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools