vĐồng tin tức tài chính 365

Top 10 lỗi phổ biến 85% doanh nghiệp SME mắc phải (Kỳ 2)

2022-03-23 08:24

Top 6: không quan tâm đến việc nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng

Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt trong ngành dịch vụ đang rất chú trọng và ưu tiên cho việc nâng cao dịch vụ khách hàng thậm chí và văn hoá phục vụ. Một cái tên gần đây tôi rất ấn tượng không thể không nhắc tới điển hình là "Điện Máy Xanh" của MWG. Hãy xem cách họ tuyển dụng và đào tạo nhân viên như thế nào trước khi đưa vào hệ thống các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Hãy xem cách họ đối xử với bạn khi mua hàng và điều quan trọng: khi bạn bảo hành một sản phẩm bất kỳ. Đây chính là yếu tố cạnh tranh tạo nên sự khác biệt của một thương hiệu mạnh.

Top 5: Không xây dựng quy trình đào tạo nội bộ

Nhiều chủ doanh nghiệp suy nghĩ rằng, cứ tuyển dụng nhân sự về là nhân viên tự có thể biết làm việc kiểu "người này học người kia", "nhân sự đi trước chỉ dẫn nhân sự đi sau". Nhưng thực chất không phải vậy, nếu bạn bắt đầu xây dựng một công ty, và có tầm nhìn công ty này sẽ phát triển thành một công ty phục vụ cho cộng đồng hay lớn hơn nữa là công ty sẽ lên sàn và trở thành công ty đại chúng. Việc bạn xây dựng quy trình đào tạo ngay cả khi công ty có hơn 10 người hay chỉ vài người là cần thiết. Tin tôi đi, nếu bạn đang có một giải pháp giải quyết một vấn đề nào đó cho thị trường hay đang có một sứ mệnh thành lập doanh nghiệp.

Top 4: Không có chiến lược kinh doanh trung và dài hạn

Cha đẻ của Marketing hiện đại đã từng đến Việt Nam trước đây Philip Kotler có nói 1 ý kiểu đại loại như "Chiến lược là những gì giúp bạn đến được đích chứ không đơn giản là những công việc riêng lẻ". Nếu bạn chưa phải là chủ doanh nghiệp, hay chưa từng kinh doanh, có thể bạn sẽ nói là "Oh, đâu có gì khác nhau đâu". Nhưng, hãy thử mở công ty và trải nghiệm điều tuyệt vời này, thực sự nó rất thú vị.

Top 3: Không nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm

Đa phần là không. Các công ty giống như CoCa Cola trước đây khi chưa quyết định vào thị trường Việt Nam, họ đã bỏ ra khoảng thời gian tính đơn vị bằng năm để nghiên cứu thị trường. Đó cũng là lý do tại sao các công ty nghiên cứu thị trường kiểu như Nielsen Holdings PLC lại có doanh thu hàng tỷ đô la, hoạt động trên 100 quốc gia với hơn 43,000 nhân viên với nhiều công ty con.

Phát triển sản phẩm phải kể đến là công ty Apple. Nếu bạn đang cầm trên tay chiếc iPhone 13 Pro Max 1T, hãy cẩn thận!!! iPhone 14 hay iPhone 15 gì đó đang sắp sửa "Launching" rồi đấy! Sớm thôi !!!

Top 10 lỗi phổ biến 85% doanh nghiệp SME mắc phải (Kỳ 2) - Ảnh 1.

Ông Thân Đức Hoà chia sẻ rất sôi nổi và nhiệt tâm tại tập đoàn Việt Thái Quốc Tế - Chủ của các chuỗi thương hiệu nổi tiếng Highlands Coffee, Phở 24, ALDO, Swarovski..

Top 2: Không quản trị sự thay đổi và ứng biến phù hợp với thị trường

Nhiều doanh nghiệp vì không thấy được sự cuối cùng khi mới khởi sự. Tiếng Anh có câu "know the outcome" - biết kết quả cuối cùng. Và hãy nhớ rằng: "sự cuối cùng hơn sự khởi đầu".

Top 1: Không tạo được lợi thế cạnh tranh khác biệt, duy nhất "đa phần chỉ copy nhau"

Sáng tạo chính là món quà của tạo hoá và doanh nghiệp nào sáng tạo, doanh nghiệp đó sẽ tạo ra của cải nhiều nhất. Tesla hay Apple đều sẽ là những ví dụ tốt trong trường hợp này.

Hết kỳ 2.

http://tintuc.vdong.vn/03/1282733.htm

Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Xem thêm: nhc.26151137122302202-2-yk-iahp-cam-ems-peihgn-hnaod-58-neib-ohp-iol-01-pot/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Top 10 lỗi phổ biến 85% doanh nghiệp SME mắc phải (Kỳ 2)”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools