vĐồng tin tức tài chính 365

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’

2022-03-23 15:56
‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 1.

Khách tham quan được trải nghiệm cổ phục tại triển lãm "Trang phục người Việt thời Nguyễn" do Quỳnh Nga tổ chức - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội) nhưng lại đam mê văn hóa Việt, Nguyễn Thị Quỳnh Nga đã dấn thân vào ngành nghiên cứu văn hóa và phục dựng cổ phục Việt được hơn 2 năm. 

Quỳnh Nga chia sẻ: "Theo mình, văn hóa hay bất cứ điều gì trong cuộc sống cũng đều vận hành theo vòng tròn. Văn hóa từng tồn tại, biến đổi, cách tân trong quá khứ, mình nghĩ giờ đã đến lúc nó quay trở lại và thời của chúng mình.

Khi nghiên cứu về văn hóa, mình thấy đa phần những người đang quan tâm và đầu tư chất xám cho ngành này thường là những bạn rất trẻ, có nhiều bạn sinh năm 2008, 2009. Thế hệ Gen Z đang là một lực lượng mạnh để khôi phục các giá trị xưa".

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 2.

Chiếc áo tấc đầu tiên do Nga thực hiện còn nhiều thiếu sót ở phần cổ áo, tay áo, thân áo. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, Nga đã phát hiện ra những lỗi sai đó và khắc phục trong những sản phẩm sau

Yêu thích văn hóa Việt, đặc biệt là cổ phục từ khi còn học cấp 2 nhưng những khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn tư liệu chính thống, cũng như chưa tìm ra con đường riêng, Quỳnh Nga đã bỏ ngỏ ước mơ này suốt một thời gian dài.

"Khó khăn lớn nhất đối với ngành này đó là sự thiếu thốn tư liệu và con đường tiếp cận với các giá trị xưa. Đã có lúc mình định bỏ ngang rồi, nhưng có một điều gì đó lại thôi thúc mình tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu. Đến với cổ phục thực sự là một cái duyên, có lẽ các cụ (tiền nhân - PV) đã chọn mình theo ngành cổ phục", cô gái Gen Z chia sẻ.

Tự nhận xét mình còn "non và xanh", nhưng cô gái nhỏ này đã gặt hái được khá nhiều thành công trên con đường chinh phục các giá trị văn hóa Việt của mình. Hiện, Quỳnh Nga đang là người sáng lập Thủy Trung Nguyệt và đồng sáng lập Đại Nam Chân Ảnh - hai nhóm nghiên cứu cổ phục Việt thời Nguyễn.

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 3.

Chiếc áo Bình Lĩnh được trưng bày ngay giữa không gian triển lãm

"Chiếc áo Bình Lĩnh, chiếc đại triều bào của nhất phẩm phu nhân Phan Thị Tiệp, là sản phẩm mà mình ưng ý nhất. Chúng mình đã mất 6 tháng để nghiên cứu và thực hiện. Đối với những sản phẩm có tính hàn lâm cao như thế này một cá nhân làm thôi không đủ, mình cần một nhóm làm cùng nhau và đã lập ra Đại Nam Chân Ảnh.

Bạn Võ Thái Dân (du học sinh Mỹ) là người đã tiên phong đi xin các tư liệu, bố cục hoa văn. Mình chịu trách nhiệm sản xuất bao gồm nghiên cứu cách may và đảm bảo sản phẩm hoàn thiện. Bạn Nguyễn Quỳnh Anh (TP Biên Hòa, Đồng Nai) phụ trách làm hình ảnh thương hiệu", Nga cho biết.

Không chỉ khôi phục, phỏng dựng cổ phục thời Nguyễn, cô gái này còn ấp ủ dự định mang những màu sắc trẻ trung, hiện đại kết hợp với cổ phục Việt nhằm phù hợp hơn với thị hiếu khách hàng.

Bên cạnh các họa tiết cổ như hoa văn ổ rồng, ổ phượng, Nga đã thay thế bằng họa tiết đang được giới trẻ yêu thích như hoa, bướm. Màu sắc của các bộ cổ phục được làm mới bằng các gam màu pastel. Nga hy vọng rằng sự thay đổi này sẽ giúp cổ phục dễ tiếp cận với đại chúng hơn và khiến mọi người yêu thích cổ phục như cô đã từng.

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 4.

Áo Nhật Bình - dành cho công chúa dưới triều Nguyễn - được biến tấu với màu hồng pastel và họa tiết mới theo thị hiếu giới trẻ

Hiện nhóm Thủy Trung Nguyệt của Quỳnh Nga đã cho ra mắt 8 sản phẩm, Đại Nam Chân Ảnh phỏng dựng thành công 2 sản phẩm. Mỗi sản phẩm có mức giá khác nhau phù hợp với công sức nghiên cứu mà các thành viên trong nhóm đã bỏ ra để thực hiện.

Áo Bình Lĩnh được niêm yết với giá 8,7 triệu đồng, tấm trải ghế cho quan lại thời xưa có giá 1,2 triệu đồng. Sản phẩm bán chạy nhất là áo ngũ thân, tay chẽn có giá hơn 1,5 triệu đồng. Thông thường các bạn trẻ hay mua áo về để chụp ảnh, đi làm, đi dạy hay đơn giản chỉ là động viên nhóm tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm cổ phục hơn.

"Thời gian tới mình sẽ tiếp tục nghiên cứu cổ phục đến khi nào không còn gì để làm nữa, và tiếp tục trẻ hóa cổ phục khi mình cảm thấy bản thân đã thấu hiểu cổ phục rồi. Hiện nhiều người đang cho rằng tự do thay đổi, làm điều gì đó khác biệt so với quần áo xưa đã là cách tân rồi.

Nhưng mình chưa dám gọi đó là cách tân, đó mới chỉ là phá cách thôi. Vì cách tân cần quá trình nghiên cứu sâu và hiểu mình làm như vậy có mục đích gì, có cải biên trang phục đó theo hướng tốt đẹp không. Mình hy vọng một ngày nào đó mình làm cách tân cổ phục, mình có thể đưa ra cho mọi người một lý do hợp lý", Nga chia sẻ.

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 5.

Khi đến triển lãm, người tham quan sẽ được nghe Nga thuyết trình về từng sản phẩm

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 6.

Nga giúp bạn trẻ đến tham quan triển lãm thử áo Nhật Bình

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 7.

Phần cổ áo được thêu tay bởi các nghệ nhân ở Thường Tín (Hà Nội)

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 8.

Các phụ kiện đi theo trang phục như mũ, hài cũng được thực hiện công phu, tỉ mỉ

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 9.

Một trong những món phụ kiện được Nga sưu tầm, trưng bày cùng cổ phục trong triển lãm

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 10.

Bên cạnh cổ phục, các phụ kiện từ giày đến mũ nón cũng được bố trí trong không gian triển lãm để người xem có thể hiểu trọn vẹn hơn về trang phục của người Việt thời Nguyễn

‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’ - Ảnh 11.

Triển lãm "Trang phục người Việt thời Nguyễn" mở cửa từ 10h - 18h các ngày tại Mu Lala Art Space đến hết ngày 27-3

Học quy hoạch tại Đức, trở về lọ mọ nhuộm vải để làm sống lại cổ phục ViệtHọc quy hoạch tại Đức, trở về lọ mọ nhuộm vải để làm sống lại cổ phục Việt

TTO - Nhìn những móng tay còn bám màu nhuộm vải, ít ai biết rằng bạn trẻ 9X Nguyễn Đức Huy đã từng là một du học sinh chuyên ngành quy hoạch tại Đức.

Xem thêm: mth.8955245122302202-cuhp-oc-hnagn-oeht-hnim-nohc-ad-uc-cac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“‘Các cụ đã chọn mình theo ngành cổ phục’”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools