vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam là điểm đến được các nhà đầu tư toàn cầu ưa chuộng

2022-03-24 11:56

Đầu tiên, Việt Nam rất coi trọng giáo dục.

Phần lớn các nước trên thế giới coi trọng giáo dục, nhưng tại Việt Nam tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành giai đoạn những năm 1980 đã vượt 80%, cao hơn Trung Quốc những năm 1990 và Ấn Độ những năm 2010.

Một góc TP.HCM (Ảnh: báo Zing)
Một góc TPHCM - Ảnh: Zing

Nước nào cũng cần khoảng 70 - 80% tổng số vốn để công nghiệp hóa, riêng Việt Nam đã vượt lên trước với khoảng cách nhiều thập niên trong số các thị trường mới nổi quan trọng và cả nhóm thị trường cận biên như Nigeria hay Pakistan (tỷ lệ trên hiện nay vẫn khoảng 60%).

Các thế hệ lãnh đạo của Việt Nam đã luôn khuyến khích tập trung mạnh mẽ vào giáo dục ở cấp trung và đại học. Gần 10 năm trước, Việt Nam đã có 125.000 sinh viên theo học tại các trường đại học ở nước ngoài và tại Mỹ thì Việt Nam xếp hạng tám về du học sinh. Phần lớn du học sinh đã mang về nước những kỹ năng giá trị được tích lũy từ du học.

Nhưng công nghiệp hóa không chỉ là tỷ lệ biết đọc và viết cao trong dân số. Điều quan trọng không kém là phải cung cấp đủ điện cho lĩnh vực sản xuất. Trong vấn đề này, một lần nữa Việt Nam dẫn trước nhiều nước khác trong nhóm.

Thống kê gần đây cho thấy mức cung cấp điện bình quân đầu người tại Việt Nam cao hơn Mexico hoặc Ai Cập, và hơn gấp đôi so với Ấn Độ hoặc Indonesia. Chúng tôi ước tính các quốc gia cần 300 - 500kWh điện cho mỗi người để phát triển công nghiệp, nhưng Việt Nam đã vượt qua mức này vào năm 2005.

Yếu tố quan trọng thứ ba trong thành công kinh tế là tỷ lệ sinh và mức đầu tư cho con trong gia đình. Khi tỷ lệ sinh của một quốc gia thấp hơn 3 con ở mỗi người mẹ, phụ huynh bắt đầu tích lũy tiền tiết kiệm bên cạnh các chi phí cần thiết cho gia đình và dùng tiền tiết kiệm để đầu tư cho các con. Tiền gửi vào ngân hàng ngày càng tăng, từ đó ngân hàng có nhiều vốn hơn để cho vay trong nền kinh tế. Khi nguồn cung vốn tăng lên, chi phí cho vốn (tức lãi suất vay) ngày càng giảm. Vì vậy, tại các nước có mức sinh cao và tỷ trọng của lĩnh vực ngân hàng trong nền kinh tế còn thấp (khoảng 20% ​​GDP), lãi vay cao ở mức hai con số; nhưng Việt Nam với tỷ lệ sinh chỉ 2 con lại có tiền gửi ngân hàng từ các gia đình khá cao và lãi suất vay thấp.

Điều này giúp ta hiểu vì sao Việt Nam có đủ khả năng để phát triển mạng lưới điện quốc gia ở mức độ hiện nay. Đồng thời, tỷ lệ dân số trong độ tuổi làm việc cao, lại có nguồn tài chính để đầu tư cho cơ sở hạ tầng và khu vực tư nhân đang phát triển mạnh, tạo được nhiều việc làm cho nền kinh tế. Giai đoạn “dân số vàng” hiện nay tại Việt Nam được cho là sẽ còn tiếp diễn nhiều năm tới, ngay cả khi dân số các nước như Hàn Quốc bắt đầu già đi khá nhanh vào năm 2030.

Tổng hợp lại, tất cả những xu hướng trên giải thích tại sao các nhà đầu tư quốc tế thích chọn Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam có mức xuất khẩu tính theo bình quân đầu người cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Năm 2021, trong số các nước xuất siêu sang Mỹ, Việt Nam đứng 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Mexico, trên cả Đức và Nhật Bản.

Mức lương tối thiểu tại Việt Nam hiện nay chỉ bằng một nửa của Trung Quốc nhưng có khả năng sẽ tăng trong những năm tới và như vậy người dân sẽ tăng chi tiêu, tức nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục tăng.

Không nên quá ngạc nhiên nếu đồng tiền Việt Nam bắt đầu mạnh dần lên trong những năm tới đây, tương tự như Đức và Nhật Bản trong thế kỷ XX, hoặc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc bắt đầu từ 2005.

Dự báo quy mô nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 và theo giá trị hiện nay, sẽ đạt 1.000 tỷ USD năm 2040 rồi tăng đến 1.700 tỷ USD năm 2050 (quy mô của Hàn Quốc hiện nay). Không có gì ngạc nhiên khi cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài đã quyết định đúng khi yêu thích Việt Nam.

Tường Thụy (theo Proactive)

Xem thêm: lmth.5689541a-gnouhc-au-uac-naot-ut-uad-ahn-cac-coud-ned-meid-al-man-teiv/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Việt Nam là điểm đến được các nhà đầu tư toàn cầu ưa chuộng ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools