vĐồng tin tức tài chính 365

Lời giải nào cho "bài toán" khó mang tên nhân lực 4.0?

2022-03-24 14:46

Cuộc CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đất nước.

Bên cạnh đó, còn tạo ra những thay đổi lớn trên thị trường lao động, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi tích cực trong nguồn nhân lực để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thời đại.

Câu trả lời cho thách thức thời đại

Đứng trước bối cảnh đó, nhóm tác giả đến từ Học viện Viettel – Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội và Viện Phát triển Quản trị công nghệ (IMT) cho ra mắt cuốn sách “Phát triển năng lực – Kiến tạo tương lai” (Đào tạo và học tập trong doanh nghiệp hiện đại). 

Đây là cuốn sách chuyên khảo với gần 350 trang do TS. Bùi Quang Tuyến – Giám đốc Học viện Viettel làm chủ biên, được coi là một trong những cuốn “cẩm nang” dành cho các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý và người làm công tác giáo dục, đào tạo, phát triển năng lực đội ngũ trong tổ chức, doanh nghiệp. 

Xu hướng thị trường - Lời giải nào cho 'bài toán' khó mang tên nhân lực 4.0?

TS. Bùi Quang Tuyến, Giám đốc Học viện Viettel - Chủ biên cuốn "Phát triển năng lực - Kiến tạo tương lai"

Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ quan điểm gắn với thời đại mới: Tổ chức, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện việc chuyển đổi số nói chung và trong giáo dục, đào tạo nói riêng khi thực sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, ứng dụng công nghệ số chỉ là công cụ giúp thực hiện mục tiêu, chiến lược đáp ứng sự thay đổi của năng lực đội ngũ nói riêng và môi trường nói chung.

Nhìn một cách khái quát, “Phát triển năng lực – Kiến tạo tương lai” là sự bừng tỉnh cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề mấu chốt “nâng cao năng lực đội ngũ” đã và đang phải đối mặt trong thời gian dài, đưa ra 6 xu hướng dẫn dắt sự thay đổi của các doanh nghiệp trong tương lai, từ đó chỉ ra những cách thức mới để phát triển.

Các xu thế chuyển dịch trong việc nâng cao năng lực đội ngũ từ T&D sang L&D là nền tảng cốt lõi giúp định hướng phát triển năng lực của cá nhân, tổ chức, thay đổi (reskill) các kỹ năng hiện tại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc tương lai.

Chính vì vậy, cuốn sách còn gửi gắm đến bạn đọc góc nhìn mới về “khung năng lực” –  thuật ngữ mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã và đang dày công xây dựng để nâng cao năng lực đội ngũ. Nhưng với cuốn sách này, bạn đọc có thể tiếp cận theo cách thức mới đó là “thị trường năng lực”.

Xu hướng thị trường - Lời giải nào cho 'bài toán' khó mang tên nhân lực 4.0? (Hình 2).

Cuốn sách là "cẩm nang" cho những nhà hoạch định chính sách

Từ đó, PGS.TS. Phạm Tất Dong, Trưởng Tiểu ban Giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhận định: “Đây là tác phẩm có lối tư duy mới mẻ về vấn đề đào tạo trong doanh nghiệp ngày nay, từ triết lý giáo dục đến tầm nhìn tương lai, từ mục tiêu đào tạo đến những phương thức giảng dạy dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại". 

“Tôi cho rằng, với những góc nhìn mới, những phân tích, đánh giá sâu sắc và khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao, tác phẩm này cần được lan tỏa để nhiều tổ chức, doanh nghiệp tham khảo, đồng thời chia sẻ những ý tưởng mới, những kinh nghiệm hay thì chắc chắn sẽ đem lại nhiều giá trị trong việc phát triển năng lực đội ngũ”, chuyên gia chia sẻ thêm.

Giải quyết “bài toán" khó về nhân lực thời kỳ chuyển đổi

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đã có những cách tiếp cận mới trong chiến lược phát triển nhân sự trong tổ chức để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số. Những nhà lãnh đạo tiên phong này đang từng ngày giúp đội ngũ nhân viên của họ sẵn sàng cho một thời điểm mà trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở nên thịnh hành hơn. 

Ngày nay công nghệ số đang thống trị với gần một tỷ việc làm cần phải trang bị các năng lực mới đến năm 2030, doanh nghiệp có thể tham khảo và ánh xạ vào chiến lược phát triển của mình với bốn lĩnh vực năng lực chủ đạo (nhận thức, tương tác, lãnh đạo bản thân, kỹ năng số) dành cho nhân viên.

Do đó, nhà quản lý phải đứng trước thách thức tìm ra phương pháp phát triển nguồn nhân lực nhanh nhất. Câu trả lời được nhóm tác giả đưa ra, đó là gắn phát triển nhân sự với mục tiêu phát triển của tổ chức; chuyển đổi học tập từ bị động sang trang bị một văn hóa học hỏi chủ động và liên tục; xây dựng và quản lý hệ thống quản trị tri thức trong doanh nghiệp

Có thể nói, “Phát triển năng lực – Kiến tạo tương lai” như một bộ tài liệu chỉ dẫn hướng tới xây dựng môi trường học tập chủ động trong các tổ chức, doanh nghiệp, từ đó phát triển năng lực đội ngũ, văn hóa học tập và hình thành tổ chức học tập trong thời kinh tế số.

Từ góc nhìn của người đứng đầu doanh nghiệp, chuyên gia lĩnh vực chuyển đổi số, PGS.TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT nhận xét, cuốn sách thú vị và mang thông điệp, góc nhìn hiện đại của thời kỳ mới, một thời kỳ cần hướng đào tạo và phát huy tinh thần học hỏi không ngừng trong mọi tổ chức, doanh nghiệp.

Xu hướng thị trường - Lời giải nào cho 'bài toán' khó mang tên nhân lực 4.0? (Hình 3).

PGS.TS. Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT: "Cuốn sách thú vị và mang thông điệp, góc nhìn hiện đại của thời kỳ mới".

“Tôi đánh giá cao tâm huyết của nhóm tác giả - bằng vốn tri thức sâu rộng và tư duy khoa học sắc bén - đã mang tới cho độc giả nhiều thông tin chuyên môn có giá trị, được chắt lọc, phân tích thấu đáo và được cập nhật, bắt nhịp với hơi thở của nền kinh tế số”, ông đưa ra nhận xét.

Mặt khác, mặc dù dự đoán xu hướng việc làm trong tương lai một cách chính xác là một điều khó, bởi chúng có thể rất khác nhau giữa các ngành, nhưng đã có nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn hướng tiếp cận này để chủ động phát triển nguồn lực hơn là không làm gì hoặc chờ đợi cho đến khi chúng thực sự diễn ra.

Bởi, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, qua đó, góp phần thu hẹp khoảng cách năng lực của người lao động với yêu cầu công việc trong thời chuyển đổi số. 

Để làm rõ điều này, cuốn sách cũng đã đưa ra những lập luận sắc bén, lấy ví dụ từ các trường hợp doanh nghiệp nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Việc phân tích chi tiết về từng trường hợp một cách sinh động khiến người đọc có thể dễ dàng hiểu được vấn đề và có cái nhìn thực tế hơn về vấn đề này, đồng thời cũng sẽ đem lại cảm giác gần gũi hơn đối với những nhà dẫn dắt doanh nghiệp đang băn khoăn trước xu hướng đổi mới này.

Ông Bình cho rằng, thực tiễn được vận dụng từ cuốn sách chính là cách thức vận hành quá trình phát triển tri thức thông qua các hoạt động đào tạo, giúp các nhà quản trị có phương hướng, công cụ để giải quyết “bài toán” khó trong việc nâng cao vốn nhân lực của tổ chức. 

Song, các kiến thức được lĩnh hội và ứng dụng một cách hiệu quả, có phương pháp theo "xu hướng số", như mong muốn của những người cầm bút, đó chính là con đường và vận hội mới cho tất cả chúng ta.

Về chủ biên TS. Bùi Quang Tuyến, Giám đốc Học viện Viettel - Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân Đội. Ông có hơn 20 năm công tác tại Viettel, giữ nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt tại các cơ quan, đơn vị của Tập đoàn Viettel. 

Ông cũng chính là người đã trực tiếp tham gia vào việc xây dựng chiến lược, thương hiệu, trực tiếp điều hành xây dựng hệ thống kênh phân phối và các chính sách kinh doanh của Viettel. Là người tâm huyết trong xây dựng văn hóa học tập, phát triển năng lực đội ngũ… 

Song song, ông còn đang là giảng viên kiêm nhiệm/thỉnh giảng của các trường: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Đại học FPT, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB) - Đại học Quốc gia Hà Nội và tham gia giảng dạy cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp về chuyển đổi số và các lĩnh vực quản trị khác

 

Xem thêm: lmth.954745a-4-cul-nahn-net-gnam-ohk-naot-iab-ohc-oan-iaig-iol/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lời giải nào cho "bài toán" khó mang tên nhân lực 4.0?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools