vĐồng tin tức tài chính 365

F1 được đi làm trực tiếp, sao F0 ở TP.HCM vẫn phải cách ly tại nhà?

2022-03-24 18:18
F1 được đi làm trực tiếp, sao F0 ở TP.HCM vẫn phải cách ly tại nhà? - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai chia sẻ tại họp báo chiều 24-3 - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Ca bệnh nặng vẫn chưa giảm liên tục

Thông tin tại cuộc họp báo của Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 và phục hồi kinh tế chiều 24-3, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết vừa qua một số tỉnh thành có thực hiện việc này (cho F1, F0 không triệu chứng làm việc), tại TP.HCM, sau khi đánh giá tình hình thực tiễn, Sở Y tế đã tham mưu cho TP cho phép F1 được đi học, đi làm khi đáp ứng điều kiện an toàn và có sự kiểm soát nhất định. Tuy nhiên, F0 vẫn phải được cách ly tại nhà.

Theo bà Mai, những tham mưu của ngành y tế trên cơ sở kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo an ninh xã hội. Thời gian qua, theo dõi sát các ca nhiễm tại bệnh viện, dù ca tử vong có giảm nhưng ca chuyển nặng chưa thực sự giảm liên tục.

“Chắc chắn là khi số ca nhiễm tăng thì số ca chuyển nặng và tử vong sẽ tăng. Đề xuất của Sở Y tế dựa vào những thực tiễn này”, bà Mai nói.

Trả lời câu hỏi đã tới thời điểm coi COVID-19 như bệnh lưu hành chưa, bà Mai cho biết Chính phủ có chỉ đạo Bộ Y tế rà soát đánh giá lại các tiêu chí cấp độ dịch, các quy định về quản lý người nhiễm, để kịp thời điều chỉnh phù hợp, sát thực tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, từ đó có biện pháp phù hợp hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh lưu hành.

Trước đó, Bộ Y tế cũng có báo cáo: hiện nay các chuyên gia, các quốc gia đang thảo luận về đề xuất coi COVID-19 là bệnh lưu hành. Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã trao đổi chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức y tế thế giới về việc này.

Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ nhận định tại Việt Nam, tất cả các tỉnh thành đều đã xuất hiện virus SARS-CoV-2. Dịch bệnh ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch sang bệnh lưu hành. Tỉ lệ mắc chưa ổn định và có sự khác biệt lớn giữa các địa phương, đặc biệt là các tỉnh thành có tỉ lệ mắc cao trước đó và những tỉnh thành mới gia tăng thời gian gần đây.

Bên cạnh đó, số trường hợp tử vong theo ngày vẫn còn cao. Virus SARS-CoV-2 cũng đang liên tục biến đổi ghi nhận những biến thể mới, kể cả các biến thể vẫn liên tục xuất hiện những biến thể phụ như Omicron BA1, BA2, BA3 có khả năng né miễn dịch gây tái nhiễm do tỉ lệ mắc khó xác định, chưa có tính xác định.

"Như vậy các tổ chức nhận định Việt Nam chưa nên coi dịch COVID-19 như bệnh lưu hành, cần tiếp tục phối hợp với các tổ chức y tế thế giới để theo dõi", bà Mai nói.

Xác định F1 vẫn theo hướng dẫn từ Bộ

Cũng tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Tâm - phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) - cho biết vấn đề xác định F1 trong trường học hiện nay vẫn thực hiện theo hướng dẫn xác định F1 mới nhất của Bộ Y tế từ văn bản 11042.

"Hiện nay Bộ Y tế đã đề xuất cho F0 đi làm, tuy nhiên cũng phải tùy vào một số trường hợp đặc biệt chứ không phải áp dụng cho tất cả F0. Làm việc ở các cơ sở chăm sóc F0 cũng phải có các quy định ràng buộc, trên cơ sở là công việc cần thiết và F0 cũng tự nguyện", ông Tâm nói.

Cụ thể theo ông Tâm, Bộ Y tế quy định rõ, F1 được xác định khi tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể,...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

Thứ hai, người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

Thứ ba, người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

Thứ tư, người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định (F0) khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

Ông Tâm cho rằng, tất cả lĩnh vực khi xác định F1 đều dựa vào nội dung hướng dẫn của Bộ Y tế kể cả lĩnh vực học đường. Với vị trí chỗ ngồi trong lớp học, có thể xác định F1 trong phạm vi 2m với bệnh nhân F0, ngoài ra còn xác định dựa vào tiếp xúc gần trong thời gian giải lao.

Về vấn đề triển khai tiêm vắc xin mũi thứ 4, ông Tâm cho biết thêm Bộ Y tế đang trong quá trình nghiên cứu, TP vẫn chờ quyết định và hướng dẫn từ Bộ.

Thông tin về vụ việc một viện thẩm mỹ tại quận Tân Bình (TP.HCM) lấy tên thương hiệu Bệnh viện Chợ Rẫy để hoạt động, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết việc này từ tháng 11-2019, hiện Thanh tra Sở Y tế đã chuyển vụ việc lên Công an TP. Công an TP sau đó đã chuyển vụ việc cho Công an quận Tân Bình.

Theo bà Mai, đây là vụ việc khá phức tạp vì cơ sở này được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động với tên thương hiệu Chợ Rẫy nên doanh nghiệp được quyền dùng tên này để hoạt động. Hiện, các cơ quan chức năng đang làm rõ việc cấp phép này có đúng quy định hay không. Vụ việc cũng đang được cơ quan chức năng điều tra xác minh.

TP.HCM cho F1 được đi học, đi làm kèm điều kiệnTP.HCM cho F1 được đi học, đi làm kèm điều kiện

TTO - F1 đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã từng mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng được phép tiếp tục đi làm, đi học. Tuy nhiên phải tự theo dõi sức khỏe ít nhất 10 ngày, thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ 5.


Xem thêm: mth.85983827142302202-ahn-iat-yl-hcac-iahp-nav-mch-pt-o-0f-oas-peit-curt-mal-id-coud-1f/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“F1 được đi làm trực tiếp, sao F0 ở TP.HCM vẫn phải cách ly tại nhà?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools