vĐồng tin tức tài chính 365

Ảnh: Cận cảnh khu vực "chốt" sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm

2022-03-25 07:13
 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 1.

Mới đây UBND TP đã có công văn thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn về việc thống nhất phương án quy hoạch tổng mặt bằng ga C9, cạnh hồ Hoàn Kiếm thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) TP Hà Nội (tuyến số 2), đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (giai đoạn 1).

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 2.

Thành phố Hà Nội thống nhất đề xuất phương án 1 (tổng mức đầu tư xây dựng ga ngầm này khoảng 4.300 tỷ đồng) để làm cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án metro số 2, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định và đẩy nhanh nhất tiến độ dự án đầu tư. Trong ảnh là các vị trí được đánh dấu đặt ga ngầm theo quy hoạch từ năm 2013 và năm 2022.

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 3.

Ga ngầm C9 được bố trí ngoài Vùng bảo vệ II của di tích Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) nằm dưới đường Đinh Tiên Hoàng và nằm phía trước Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội), trước trụ sở HĐND-UBND TP Hà Nội.

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 4.

Tại nhà ga C9 sẽ có 1 lối vào trên đường Trần Nguyên Hãn và 1 lối vào ở đường Đinh Tiên Hoàng trước khu vực Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội. Theo quan sát của PV, nhà ga ngầm sẽ nằm dưới Tổng Công ty Điện lực Hà Nội tới UBND TP Hà Nội. Kết cấu ga ngầm C9 hạn chế tối đa việc di dời cây xanh khi thi công nhà ga (đào hở), đảm bảo cảnh quan, môi trường văn hóa và sinh thái khu vực di tích. Ga C9 được điều chỉnh thành ga xếp chồng 4 tầng, tuyến hầm phải điều chỉnh kết cấu từ đi song song đồng mức sang đi xếp chồng, giúp giảm phạm vi ảnh hưởng và thu hẹp hành lang tuyến, hạn chế ảnh hưởng đến vùng bảo vệ II của di tích.

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 5.

Quá trình nghiên cứu quy hoạch, xác định hướng tuyến và vị trí các ga của tuyến đường sắt đô thị số 2 được khởi đầu từ năm 2004 thông qua Chương trình Phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP). Và kể từ đó cho đến nay đã gây ra rất nhiều những tranh cãi trong việc xây dựng ga ngầm gần hồ Hoàn Kiếm. Qua rất nhiều những hội nghị đánh giá, lấy ý kiến đến nay mới chốt được phương án số 1. Công trình phụ trợ được bố trí chung trong mặt bằng của EVN Hà Nội như phương án ban đầu, gồm tháp làm mát, phòng máy phát điện, cửa lên xuống cho người khuyết tật, tháp thông gió số 1 (cao 13m) và cửa lên xuống số 1.

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 6.

Sau khi được xem bản đồ về khu vực đặt ga C9, chị Lý Thị Hoàng (trú tại quận Hoàn Kiếm) cho biết, phương án trên rất thiết thực khi nằm ở gần hồ Hoàn Kiếm nhưng không ảnh hưởng đến các cảnh quan, kiến trúc ở các công trình cổ lại gần đường Đinh Tiên Hoàng là một con đường to, đẹp đáp ứng lượng lớn các phương tiện lưu thông.

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 7.

Việc chối phương án 1 xây dựng ga C9 trong thời gian sắp tới theo đánh giá gây ra nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là với Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) trong quá trình giải phóng mặt bằng. Chi phí xây dựng nhà ga ngầm C9 theo phương án 1 vào khoảng 4.317 tỷ đồng. Để có đủ không gian bố trí các công trình phụ trợ này cần diện tích khoảng 705m2 trong khu đất của EVN Hà Nội, tăng 260m2 so với phương án đề xuất ban đầu.

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 8.

Theo thiết kế phương án 1 thì ga ngầm C9 dài 202,4m, rộng 15,0m và sâu 31m, việc giải phóng mặt bằng lên tới 996m2. Ga ngầm C9 chiếm khoảng 25m2 đất trụ sở Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội để đảm bảo thi công, kết cấu ga cách tòa nhà gần nhất khoảng 3m.

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 9.

Đoạn tuyến hầm từ ga C8 đi song song đồng mức đến phố Đồng Xuân rồi chuyển dần sang kết cấu xếp chồng đến ga C9; đoạn tuyến đi dưới khu dân cư, từ phố Hàng Ngang đến phố Đinh Tiên Hoàng sử dụng một số đoạn cong để vi chỉnh vị trí tim tuyến bên trong hành lang đã phê duyệt; đoạn tuyến dưới đất công cộng từ gần đền Bà Kiệu phải điều chỉnh ra ngoài hành lang đã phê duyệt, đi bên dưới đền bà Kiệu. Sau ga C9, tuyến hầm dần chuyển sang đi song song đồng mức dưới phố Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài đến ga C10…

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 10.

Điểm đầu nhà ga cách Tháp Bút khoảng 97m và hình chiếu tuyến cách Tháp Bút khoảng 30m, biện pháp thi công nhà ga đảm bảo không tạo ra rung chấn, ảnh hưởng đến di tích. Tuyến đường sắt đô thị số 2 có điểm đầu tại khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc trên phố Huế (ngã tư giao với đường Nguyễn Du).

 Ảnh: Cận cảnh khu vực chốt sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm - Ảnh 11.

Phối cảnh cửa lên xuống số 1, ga ngầm C9. Ảnh: MRB

https://soha.vn/anh-can-canh-khu-vuc-chot-se-xay-dung-ga-ngam-c9-canh-ho-hoan-kiem-20220324135705102.htm

Theo Hoàng Hải

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.70650846142302202-moug-oh-hnac-yt-0034-magn-ag-gnud-yax-es-tohc-cuv-uhk-hnac-nac-hna/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ảnh: Cận cảnh khu vực "chốt" sẽ xây dựng ga ngầm 4.300 tỷ cạnh hồ Gươm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools